Havard, MIT đệ đơn kiện chính quyền TT Trump về điều lệnh “đuổi” sinh viên quốc tế về nước

Hai trường đại học danh tiếng đã đệ đơn kiện chính phủ Hoa Kỳ vì dự thảo điều lệnh yêu cầu sinh viên quốc tế rời khỏi nước này nếu các khoá học được diễn ra online.
Havard, MIT đệ đơn kiện chính quyền TT Trump về điều lệnh “đuổi” sinh viên quốc tế về nước

Hai trường đại học danh tiếng của Hoa Kỳ, Harvard và MIT (Massachusetts Institute of Technology) đã đâm đơn kiện chính quyền TT Trump vì những yêu cầu buộc sinh viên quốc tế phải rời khỏi Hoa Kỳ nếu các khoá học được diễn ra trực tuyến. 

Cơ quan Thực thị Di trú và Hải quan Hoa Kỳ (ICE) đã công bố yêu cầu mới trong hướng dẫn của mình, đồng thời gợi ý một số biện pháp như chuyển trường để tham gia lớp học trực tiếp hoặc học online 1 phần và trực tiếp 1 phần. Tuy nhiên, với tình hình dịch bệnh đang có dấu hiệu tái bùng phát, rất khó để các trường đại học có thể mở cửa các lớp học trực tiếp tại trường cho hàng triệu sinh viên. 

Harvard đã công bố thông tin vào tuần này cho biết tất cả các khoá học tại trường sẽ được giảng dạy online, kể cả các sinh viên sống trong khuôn viên của trường. Trong một tuyên bố cung cấp cho CNN, Harvard tiết lộ rằng yêu cầu mới của chính phủ sẽ gây ảnh hưởng tới ít nhất 5.000 sinh viên quốc tế của trường. 

“Điều lệnh được đưa ra đột ngột mà không hề có thông báo trước. Có vẻ như điều lệnh tàn nhẫn này được thiết kế để gây áp lực lên các trường đại học và khiến họ buộc phải mở cửa trường lớp trực tiếp mà không quan tâm đến sức khoẻ và sự an toàn của các sinh viên, giáo viên và nhân viên của trường,” Chủ tịch ĐH Harvard Larry Bacow nhận xét. 

Đơn kiện của Harvard và MIT đã được đệ trình lên Toà án Quận Massachusetts, nói rằng điều lệnh là vi phạm Đạo luật Thủ tục Hành chính và cần phải ngăn chặn. Các trường ĐH khẳng định quyết định của ICE đẩy sinh viên quốc tế và trường ĐH vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan” và “vô cùng khó kiểm soát”.

Hồ sơ đơn kiện cũng chỉ ra những thách thức đối với sinh viên khi chỉ mới vài tuần kể từ kỳ học mùa thu bắt đầu, do đó hầu hết các sinh viên không thể kịp thời chuyển sang những trường ĐH cung cấp lớp học trưc tiếp như đề nghị của ICE. 

Bà Martha E.Pollack, chủ tịch ĐH Cornell chia sẻ ý kiến về điều lệnh, cho biết: “Điều này hoàn toàn bất ngờ, và đó là một chính sách vô nghĩa cũng như không công bằng, đi ngược lại tất cả những gì chúng ta đang nỗ lực để đại diện cho một cộng đồng học thuật toàn cầu.”

Hiện có hơn 1 triệu sinh viên quốc tế học tập tại các trường đại học Hoa Kỳ. 

Nguồn: CNN

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...