Hệ thống phòng không Nga “đe dọa” NATO

Các lực lượng NATO hiện đang có điều kiện tìm hiểu sâu sắc hơn về hệ thống phòng không S-300 do Nga sản xuất, sau cuộc diễn tập thử nghiệm của quân đội Hy Lạp phía đông Địa Trung Hải.

Ngày 29/11, truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố Hy Lạp đã tiến hành các cuộc thử nghiệm bắn đạn thật đối với hệ thống phòng không Nga tại một trường bắn trên đảo Crete ở phía đông Địa Trung Hải, gần bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ trong khoảng thời gian từ ngày 23 đến 27 tháng 11. Những cuộc thử nghiệm này được thực hiện với sự hiện diện của các sĩ quan chuyên ngành phòng không Mỹ, Đức và Hà Lan.

Thổ Nhĩ Kỳ trực tiếp đưa ra vấn đề: Các cuộc thử nghiệm này đặt ra một số câu hỏi, tại sao NATO, đặc biệt là Washington lại phản đối mạnh mẽ việc Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống S-400 của Nga.

Truyền thông Hy Lạp trước đó cho biết, Athens đã tiến hành đào tạo và thử nghiệm phóng tên lửa từ hệ thống S-300 Nga, từ thao trường Khanate của NATO ở Crete. Vụ phóng thử nghiệm được thực hiện với sự có mặt của hầu hết các tùy viên quân sự nước ngoài tại Athens.

Hy Lạp đã mua lại hệ thống S-300 Nga từ quốc đảo Síp khi nước này đã mua và không thể kích hoạt do bị Thổ Nhĩ Kỳ đe dọa. Năm 1997, Síp buộc phải từ bỏ hệ thống này cho Hy Lạp, đổi lấy vũ khí và các trang thiết bị quân sự khác.

Trước khi bắt đầu cuộc thử nghiệm của Hy Lạp, hãng tin nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu, dẫn các nguồn tin quân sự cho rằng “những gì Hy Lạp thực hiện tạo thành một mối đe dọa tên lửa và không quân nghiêm trọng mà Thổ Nhĩ Kỳ phải đối mặt” và “những người lên tiếng chống lại Thổ Nhĩ Kỳ (đề cập đến Mỹ và NATO) giữ im lặng về những hoạt động của Hy Lạp trong vấn đề này rất đáng chú ý ”.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng nhận thấy việc Hy Lạp triển khai hệ thống phòng không S-300 (ADS) như một điều kiện thuận tiện để sử dụng S-400 ADS, chống lại áp lực từ phía Washington.

Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar cho biết Ankara sẽ sử dụng vũ khí trang bị (S-400 ADS) tương tự như các thành viên khác của liên minh quân sự NATO, đang sử dụng hệ thống phòng thủ S-300.

“Giống như hệ thống phòng không S-300, được biên chế ở một số quốc gia thành viên NATO, được sử dụng trong liên minh, Thổ Nhĩ Kỳ cũng sử dụng hệ thống S-400 theo cách tương tự”. Akar nói với các thành viên của Ủy ban Kế hoạch và Ngân sách Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ ngày 29/11.

Ông nhấn mạnh rằng Hy Lạp có S-300 của Nga trong biên chế trang bị, cùng với một số quốc gia NATO khác cũng đang sử dụng vũ khí phòng không do Nga sản xuất. Ông Akar tuyên bố: Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục quá trình nghiên cứu thử nghiệm và chuẩn bị hệ thống S-400 vào trực chiến "theo kế hoạch".

Hy Lạp đã thử nghiệm hệ thống phòng không S-300 (ADS) trong cuộc diễn tập phòng không NATO ngày 23-27 / 11 tại Trường bắn Crete, với sự tham gia của Đức, Hà Lan và Mỹ.

Ngoài S-300 Nga, nhiều hệ thống phòng không khác, như TOR-M1, OSA-AKM, Hawk, ASRAD và tổ hợp phòng không cợ động Stinger (MANPAD) cũng được bắn thử nghiệm trong cuộc diễn tập.

Hàng loạt tên lửa phòng không và các hệ thống phòng thủ tên lửa tầm trung và tầm ngắn do Nga, Mỹ và Đức sản xuất cũng được bắn thử nghiệm trong diễn tập hợp đồng tác chiến. Daily Sabah dẫn các nguồn tin quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…