HEC Copr đặt kế hoạch kinh doanh đi lùi, hủy kế hoạch chào bán cổ phiếu riêng lẻ

Mới đây, HEC Copr vừa công bố tài liệu đại hội đồng cổ đông 2023 với nhiều thông tin quan trọng.
HEC Copr
HEC Copr đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất năm 2023 giảm hơn 36% so với thực hiện năm 2022

Không tự tin vào tình hình kinh doanh, Tổng công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Thủy lợi Việt Nam ( HEC Copr; mã cổ phiếu: HEJ) đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất năm 2023 đạt 78 tỷ đồng, giảm 36% so với thực hiện năm 2022, lợi nhuận sau thuế đạt 3,5 tỷ đồng.

Theo HEC Copr, năm 2023 công ty sẽ thực hiện phát triển các cụm/ khu công nghiệp như Cụm Công nghiệp Quảng Chu. Đồng thời, công ty tiếp tục tập trung duy trì sản xuất tại các thị trường truyền thống như khu vực Bắc, Trung bộ, khôi phục lại thị trường Tây Nguyên và thị trường đồng bằng sông Cửu Long.

Bên cạnh đó, công ty sẽ tăng cường đầu tư trang thiết bị để thực hiện được các hợp đồng kiểm định an toàn đập, hồ chứa phức tạp, các công trình đòi hỏi yêu cầu cao về thiết bị.

Về tình hình kinh doanh trong 2022, HEC Corp chỉ thực hiện được 12,5% kế hoạch doanh thu được thông qua trước đó. Năm 2022, công ty đặt mục tiêu doanh thu đạt 983 tỷ đồng tuy nhiên kết quả thực hiện chỉ đạt 123 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế công ty chỉ đạt 3,7 tỷ đồng trong khi kế hoạch đặt ra là 64,5 tỷ đồng, tương đương mới thực hiện được 5,8% kế hoạch.

Giải trình về tình hình kinh doanh lao dốc trong năm 2022, công ty cho biết năm vừa qua công tác đấu thầu gặp nhiều khó khăn, nguồn công việc còn ít, một số công trình đã tập trung nguồn lực để thực hiện thế những vẫn chưa được phê duyệt như dự án hồ Trường Đồng, Hồ chứa nước Thủy cam, cụm công trình Khe Mước - Bến Than, hồ chứa nước sông Chò…

Trong giai đoạn từ 2018 - 2022, HEC Copr chuyển đổi mô hình sở hữu nên không dám đầu tư mạnh mẽ để “bám thị trường” nên đã bỏ lỡ các dự án chuẩn bị đầu tư ở thời kỳ vốn trung hạn 2021 – 2025, từ đó dẫn đến hẫng hụt thị trường, việc làm cho thời gian sau.

Công ty đánh giá năm 2022 là một năm nhiều biến động bất lợi đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, cộng thêm việc thoái toàn bộ phần vốn nhà nước do SCIC đang nắm giữ, dẫn đến có nhiều luồn thông tin ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

HEC Copr
Diễn biến cổ phiếu HEJ trong thời gian gần đây

Một nội dung khác cũng sẽ được trình lên cổ đông xem xét và thông qua là kế hoạch chào bán cổ phiếu riêng lẻ. Trước đó, trong năm 2022, HEC Corp đã thông qua kế hoạch chào bán cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn điều lệ, tuy nhiên do thay đổi về kế hoạch và cơ cấu lại các khoản đầu tư, Tổng công ty dừng triển khai phương án chào bán cổ phiếu riêng lẻ trong năm nay.

Về kế hoạch phân phối lợi nhuận, HEC Corp trình đại hội đồng cổ đông xem xét, thông qua việc không chia cổ tức năm 2022, nhằm bổ sung vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trên thị trường, cổ phiếu HEJ hiện đang giao dịch tại mức giá 15.000 đồng/cổ phiếu và khối lượng giao dịch 10 phiên gần nhất chỉ đạt 360 đơn vị.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Chỉ số S&P 500 giảm mạnh, lần đầu tiên đóng cửa dưới mốc 5.000 điểm sau gần 1 năm do tâm lý nhà đầu tư trở nên bi quan hơn khi hy vọng về việc Mỹ trì hoãn hoặc nhượng bộ trong chính sách thuế quan đang dần tan biến…

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Thị trường chứng khoán lao dốc mạnh, VN-Index mất gần 78 điểm do áp lực giải chấp, các công ty chứng khoán khuyến nghị nhà đầu tư hạn chế bắt đáy và tránh dùng chiến thuật Long...

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam có thể vượt qua ranh giới "cận biên" để gia nhập nhóm "mới nổi" vào 2025? Câu trả lời này không chỉ là bước ngoặt, mà còn mở ra cơ hội vàng cho các nhà đầu tư cá nhân, đánh dấu một kỷ nguyên mới đầy thách thức và tiềm năng trên thị trường chứng khoán...

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng: Ai đang dẫn đầu?

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng: Ai đang dẫn đầu?

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng đang trở nên khốc liệt, khi việc đầu tư và tự phát triển hệ thống công nghệ, đặc biệt là core banking và giao diện người dùng trở thành yếu tố then chốt để nâng cao trải nghiệm khách hàng, tăng CASA, giành lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh số hóa toàn ngành...