Huawei bị đưa vào "blacklist" của Mỹ: Châm ngòi cho "chiến tranh lạnh công nghệ"?

Các công ty của Mỹ sẽ cần phải xin giấy phép nếu muốn giao thương kinh doanh với nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc – Huawei.
Huawei bị đưa vào "blacklist" của Mỹ: Châm ngòi cho "chiến tranh lạnh công nghệ"?

Chính quyền Donald Trump đã tiến hành một cuộc tấn công thương mại mạnh mẽ nhắm vào Huawei bằng cách yêu cầu các công ty Mỹ phải có giấy phép bán công nghệ khi trực tiếp giao thương kinh doanh với Huawei. Điều này có nghĩa rằng Huawei đang bị Hoa Kỳ đưa vào một “danh sách đen” thương mại của nước này.

Nhà Trắng và Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã có những hành động kép vào thứ Tư, cấm Huawei bán công nghệ/sản phẩm công nghệ vào thị trường Mỹ và đồng thời ngăn không cho công ty này mua chất bán dẫn từ Qualcomm, vốn rất quan trọng cho khâu sản xuất, tại Mỹ.

Donald Trump đã ban hành một mệnh lệnh hành pháp tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, có liên quan tới các mối đe doạ viễn thông Hoa Kỳ, và hiện đang trong động thái uỷ quyền cho Bộ Thương mại cấm các giao dịch có khả năng gây rủi ro đối với an ninh quốc gia.

Danh sách đen “Entity List” của Bộ thương mại Hoa Kỳ, bao gồm các cá nhân, công ty và tổ chức bị nghi ngờ có khả năng gây hại tới an ninh quốc gia. Bên cạnh vũ khí huỷ diệt hàng loạt hay khủng bố là một trong những lý do nguy hiểm nhất được liệt kê, thì chính phủ Mỹ cũng có thể đưa các công ty vào danh sách rủi ro không xác định đối với an ninh hoặc thậm chí chỉ vì các mục tiêu chính sách đối ngoại của đất nước họ.

Samm Sacks, một chuyên gia về an ninh mạng tại New America, cho biết việc đưa Huawei vào danh sách đen sẽ gây ra hiệu ứng dây chuyền trên toàn cầu. “Mạng lưới trên khắp châu Âu, châu Á, châu Phi dựa vào thiết bị của Huawei sẽ thấy được sự ảnh hưởng, bởi các thiết bị của Huawei đa phần có các sử dụng linh kiện từ Hoa Kỳ.”

Paul Triolo, chuyên gia chính sách công nghệ của Tổ chức Á-Âu Eurasian, chuyên gia tư vấn rủi ro, cho biết việc này sẽ sẽ gây tổn hại không chỉ cho công ty Trung Quốc mà còn tác động đến chuỗi cung ứng toàn cầu liên quan tới một số công ty lớn của Mỹ như Intel, Microsoft và Oracle.

Về cơ bản, Hoa Kỳ đã công khai tuyên bố sẵn sàng cho một cuộc chiến công nghệ toàn diện với Trung Quốc. Việc đưa Huawei vào danh sách đen gây ra sự phân nhánh toàn cầu, vì Huawei cung cấp cho hàng chục nhà mạng hàng đầu trên thế giới” – Paul Triolo, Tổ chức Á-Âu (Eurasia Group)

Huawei trả lời lại với các biện pháp của Mỹ bằng cách nói rằng họ sẵn sàng hợp tác cùng chính phủ Hoa Kỳ để đưa ra cách giải quyết nhằm đảm bảo an ninh từ các sản phẩm thiết bị của họ.

“Việc cấm và hạn chế Huawei sẽ không giúp Mỹ an toàn hay mạnh mẽ hơn mà thay vào đó, điều này sẽ chỉ gây ra hạn chế cho việc Mỹ trong tương lai khi phải tìm kiếm những lựa chọn thay thế đắt đỏ hơn. Mỹ có thể bị tụt lại trong cuộc đua triển khai 5G, và cuối cùng chịu thiệt thòi nhất vẫn sẽ là các công ty và người tiêu dùng. Ngoài ra, khi mọi việc trở nên bất hợp lý sẽ là vi phạm tới quyền của Huawei và sẽ tạo ra nhiều vấn đề pháp lý nghiêm trọng hơn,” phía Huawei lên tiếng.

Theo Financial Time

Có thể bạn quan tâm

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...