Huawei đầu tư 35 triệu euro vào OpenLab tại Paris

Ngày 16/5, Huawei cho biết công ty sẽ đầu tư 35 triệu Euro vào OpenLab tại Paris trong vòng 5 năm, Phó Chủ tịch Huawei Ken Hu cho biết khoản đầu tư cho thấy niềm tin rằng Pháp đang trên đường trở thàn
Huawei đầu tư 35 triệu euro vào OpenLab tại Paris

 Ken Hu, Phó Chủ tịch Huawei phát biểu tại VivaTech

VivaTech, một hội nghị công nghệ thường niên được tổ chức tại Paris, diễn ra từ ngày 16 - 18 tháng 5 và năm nay quy tụ 100.000 đại diện của giới kinh doanh, chính trị và học thuật đến từ 125 quốc gia và khu vực trên khắp thế giới.

Trong bài phát biểu quan trọng có tiêu đề "Tham vọng chung của chúng ta", Hu đã chia sẻ các công nghệ kỹ thuật số hội tụ đang mang lại sự thay đổi mang tính cách mạng, và nhấn mạnh sự cởi mở và hợp tác là con đường duy nhất thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Hu tuyên bố rằng Huawei sẽ đầu tư 35 triệu euro vào OpenLab của mình tại Pháp trong vòng 5 năm tới, và sẽ hợp tác với các khách hàng và đối tác để xây dựng một hệ sinh thái kỹ thuật số mạnh mẽ hơn tại quốc gia này.

"Đây là thời điểm tốt nhất để đổi mới sáng tạo," Hu nói. "Đây là nước Pháp, các bạn đã có nền tảng nghiên cứu cơ bản hàng đầu thế giới, rất nhiều người tài năng, và một môi trường thân thiện với sự đổi mới sáng tạo. Pháp đang ở vị thế tuyệt vời để trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo toàn cầu. Huawei đã ở đây 17 năm, và chúng tôi rất tự hào là một phần của tham vọng này".

Các công nghệ như 5G, điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo (AI) là các động lực chính của đổi mới sáng tạo, thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số trên tất cả các ngành, lĩnh vực. Đến năm 2025, sẽ có 100 tỷ kết nối trên toàn thế giới, tất cả các công ty sẽ sử dụng đám mây, và 77% các ứng dụng đám mây sẽ được hỗ trợ bởi AI. Hu nhận xét: "Khi các công nghệ này được kết hợp lại, sẽ có những thay đổi căn bản cho tất cả các ngành, các lĩnh vực. Những công nghệ này cũng sẽ định hình lại mọi thứ chúng ta đang quen thuộc ngày nay", Hu giải thích.

Theo Hu, điện thoại di động sẽ định hình lại trải nghiệm kỹ thuật số cá nhân của chúng ta. Là các trung tâm điện toán cá nhân, điện thoại di động sẽ tích hợp một cách tự nhiên hơn với các thiết bị như máy tính bảng, PC, TV và ô tô để tạo thành một hệ sinh thái lấy người dùng làm trung tâm hơn, điều này sẽ mang lại trải nghiệm kỹ thuật số thông suốt và trực quan hơn.

Ô tô thông minh sẽ trở thành những siêu máy tính di động và trung tâm dữ liệu, thay vì chỉ là một phương tiện giao thông. Mỗi chiếc xe sẽ có hàng chục triệu dòng mã lệnh và terabyte sức mạnh điện toán. Các phần mềm, phần cứng và ứng dụng trong ô tô sẽ có thể được nâng cấp mọi lúc, mọi nơi để làm mới hoàn toàn trải nghiệm người dùng. Các nhà sản xuất xe hơi phải xem xét làm thế nào để đáp ứng những nhu cầu phát triển này và tạo ra giá trị mới cho khách hàng của họ.

"Cho dù bạn là một doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) hay một công ty đã hoạt động lâu dài, bạn đều cần phải tìm ra cách tối đa hóa tiềm năng của các công nghệ kỹ thuật số và nắm bắt cơ hội để đổi mới sáng tạo", Hu nói thêm, đồng thời nhấn mạnh rằng sự hợp tác liên ngành là chìa khóa để nắm bắt các cơ hội mới. “Khi nói về đổi mới sáng tạo”, ông nói, "các tổ chức cần phải làm những gì họ làm tốt nhất và hợp tác với phần còn lại”.

Huawei đã mở OpenLab tại Paris vào tháng 4 năm 2018, cung cấp nền tảng cho các chuyên gia từ nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau để xác định nhu cầu tương lai của họ trong chuyển đổi kỹ thuật số và phát triển các giải pháp dành riêng cho từng ngành. Chỉ trong một năm, 50 đối tác đã làm việc với 15 giải pháp ngành, trong đó có bán lẻ, sản xuất và thành phố thông minh. Trong 5 năm tới, việc Huawei đầu tư 35 triệu euro vào OpenLab tại Pháp sẽ tạo ra một nền tảng mạnh mẽ hơn cho sự hợp tác xuyên ngành.

Tại VivaTech năm nay, Huawei đã tổ chức một khu vực triển lãm rộng 390 mét vuông để trình diễn các giải pháp sáng tạo trong 5G, đám mây, bán lẻ thông minh và ô tô được kết nối. Ngoài ra, Huawei đã làm việc với 32 công ty khởi nghiệp của Pháp để giới thiệu các giải pháp sáng tạo và các câu chuyện thành công cho các thành phố thông minh, giao thông thông minh, bảo vệ môi trường, AI và IoT.

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...