Huyện Đại Từ “phản pháo” kết quả quan trắc môi trường của Công ty Núi Pháo

Trước kết quả quan trắc môi trường của Công tyTNHH Khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo(Công ty Núi Pháo) tự đưa ra, UBND huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đã thẳng thắn cho rằng kết quả đó không đủ
Huyện Đại Từ “phản pháo” kết quả quan trắc môi trường của Công ty Núi Pháo

Trước kết quả quan trắc môi trường của Công tyTNHH Khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo(Công ty Núi Pháo) tự đưa ra, UBND huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đã thẳng thắn cho rằng kết quả đó không đủ cơ sở pháp lý.

Huyện Đại Từ “phản pháo” kết quả quan trắc môi trường của Công ty Núi Pháo ảnh 1 Trong Văn bản số 526/UBND-TNMTgửi UBND tỉnh Thái Nguyên mới đây, UBND huyện Đại Từ đã tóm lược nhận định: “Năm 2013, khi dự án Khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo đi vào hoạt động nhân dân xóm 3, xóm 4, xóm 6 xã Hà Thượng thường xuyên kiến nghị, phản ánh: Hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản của Công ty làm ô nhiễm môi trường nước, không khí, tiếng ồn…làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân và đề nghị cấp có thẩm quyền phải di dời ngay toàn bộ các hộ dân ra khỏi khu vực này”. Trên cơ sở đó, Chủ tịch UBND huyện Đại Từ đã đề nghị UBND tỉnh Thái Nguyên “Cho thực hiện thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng khu vực xóm 3, xóm 4 xã Hà Thượng theo Công văn số 2007/UBND- TH ngày 04/8/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên”. Đồng thời “Kiến nghị với Bộ Tài nguyên& Môi trường khẩn trương xem xét, giải quyết những tồn tại về môi trường theo phản ánh của các hộ dân tại xóm 3, xóm 4, xóm 6 xã Hà Thượng”… Tìm hiểu, chúng tôi được biết đây không phải lần đầu cấp chính quyền huyện Đại Từ có văn bản chính thức về việc gây ô nhiễm môi trường từ khai thác, chế biến khoáng sản tại dự án Núi Pháo của Công ty TNHH Khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo. Trước đó, ngày 14/11/2013 tại Văn bản số 1333/UBND- TNMT gửi Sở Tài nguyên &Môi trưởng tỉnh Thái Nguyên do Phó Chủ tịch UBNd huyện Đại Từ Trương Mạnh Kiểm ký cũng nêu rõ: “Hiện nay trên địa bàn huyện Đại Từ, sau khi dự án khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo đi vào hoạt động “khai thác và chế biến khoáng sản” theo kế hoạch thì nhân dân khu vực xóm 3, xóm 4…xã Hà Thượng huyện Đại Từ đã có đơn thư khiếu nại đến UBND huyện Đại Từ về việc môi trường nước, không khí, tiếng ồn ở xung quanh khu vực nhà máy phát tán ra bị ô nhiễm; đã làm ảnh hưởng đến sức khỏe và điều kiện canh tác của nhân dân”. Cũng tại Văn bản số 1333/UBND- TNMT này UBND huyện Đại Từ đã “phản pháo” lại kết quả quan trắc môi trường doCông ty TNHH Khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo đưa ra. Văn bản nêu rõ “Sau khi xem xét kết quả quan trắc do Công ty TNHH Khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo cung cấp, UBND huyện Đại Từ thấy kết quả quan trắc môi trường do Công tyTNHH Khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo báo cáo là kết quả tự quan trắc và kết luận, các chỉ tiêu môi trường chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra và kết luận, do vậy không đủ cơ sở pháp lý để trả lời nhân dân.”

Huyện Đại Từ “phản pháo” kết quả quan trắc môi trường của Công ty Núi Pháo ảnh 2

Văn bản “phản pháo” Công ty Núi Pháo của UBND huyện Đại Từ Hơn 1 năm sau, ngày 24/6/2015 tại Văn bản số 539/UBND-TNMT về kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường UBND huyện Đại Từ tiếp tục nêu rõ “Theo ý kiến của Sở Tài nguyên& Môi trường tại Công văn số 807/STNMT-BVMT ngày 11/6/2015 về việc phối hợp giám sát tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Nội dung “Theo kết quả quan trắc môi trường trên địa bàn xã Hà Thượng, xã Phục Linh huyện Đại Từ cho thấy tại một số khu vực đã có dấu hiệu ô nhiễm môi trường, không đảm bảo các quy chuẩn cho phép”. Cụ thể, Văn bản cho biết: “Chất lượng nước mặt tại khu vực Cầu sắt, xã Hà Thượng, huyện Đại Từ bị ô nhiễm kim loại nặng. Cụ thể hàm lượng TSS vượt 2,35 lần; nồng độ Asen (As) vượt 7 lần; Đồng (Cu) vượt 3,7 lần; Thủy ngân (Hg) vượt 6,54 lần: sắt (Fe) vượt 1,4 lần; xyanua (CN) vượt 10 lần so với QCVN 08:2008/BTNMT (mức A2)- Quy chuẩn ký thuật quốc gia về nước mặt.” Trong khi đó, theo điều tra của PV Báo Xây dựng: Riêng năm 2015 Công ty TNHH Khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo đã sử dụng tới 94.215 tấn hóa chất, vượt trên 300% số lượng hóa chất doanh nghiệp nàyđược phép sử dụng là 26.438 tấn hóa chất/năm. Cũng theo điều tra của PV Báo Xây dựng, số loại hóa chất được Công ty TNHH Khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo sử dụng tăng hơn 13 loại so với báo cáo ĐTM đã được Bộ Tài nguyên& Môi trường phê duyệt năm 2008. Các hóa chất có khối lượng sử dụng vượt quy định là Nari Hydroxit vượt 10 lần; Đồng sunfat vượt 1,3 lần và chất tạo đông tụ trong tuyển nổi- Quebracho D2 vượt 1,6 lần… Điều đáng nói là mặc dù có sự thay đổi tăng về sản lượng sản xuất tinh quặng, diện tích sử dụng đất và hóa chất so với nội dung được phép nhưng Công ty TNHH Khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo không hề báo cáo và xin ý kiến của cơ quan chức năng có thẩm quyền.Doanh nghiệp khai khoáng này cũng chưa lắp đặt thiết bị quan trắc tự động đối với nước thải, khí thải; Không thực hiện thủ tục đánh giá tác động môi trường khi đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước thải; Đồng thời cũng chưa lập Phương án cải tạo phục hồi môi trường bổ sung trình Bộ Tài nguyên& Môi trường phê duyệt theo quy định tại Điều 5, Điều 7, Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015…Thế nhưng, ở trong báo cáo cũng như truyền thông Công ty này luôn “mạnh miệng” khẳng định sẽ “trở thành hình mẫu đại diện cho ngành khai thác khoáng sản của Việt Nam”!?. Vậy thực sự ô nhiễm môi trường tại Dự án Núi Pháo như thế nào? Báo thương gia sẽ tiếp tục thông tin.

Thái Nguyên Nhân/BXD

Có thể bạn quan tâm