Iran quyết tâm theo đuổi việc làm giàu uranium tại Fordow

Iran đã nối lại việc làm giàu uranium tại cơ sở hạt nhân dưới lòng đất - Fordow, theo Tổ chức Năng lượng nguyên tử Iran (AEOI).
Iran quyết tâm theo đuổi việc làm giàu uranium tại Fordow

Iran đang dần bước ra khỏi thoả thuận hạt nhân 2015 được ký kết với các cường quốc thế giới. Thoả thuận này cấm các vật liệu hạt nhân, làm giàu uranium và chỉ được phép sử dụng cơ sở Fordow cho công việc nghiên cứu. Nhưng việc Iran đưa khí nguyên liệu (feedstock gas) vào máy li tâm, thì Fordow lại đang thực hiện quy trình làm giàu uranium, hoàn toàn đi ngược lại thoả thuận ban đầu. 

“Với tất cả sự thành công trong khâu chuẩn bị… việc bơm khi uranium vào máy ly tâm đã chính thức bắt đầu vào hôm nay (7/11) tại Fordow… quá trình này đã dược giám sát bởi các thanh tra viên của cơ quan giám sát hạt nhân Liên Hiệp Quốc,” theo báo của AEOI cho biết trong tuyên bố được báo chí Iran đưa tin. 

Sau khi Hoa Kỳ đơn phương rút khỏi thoả thuận vào năm ngoái, Iran đang dần thu hẹp lại các cam kết của mình đối với thoả thuận 2015, mà theo đó, họ đã hạn chế chương trình hạt nhân của mình để đổi lấy việc loại bỏ hầu hết các lệnh trừng phạt quốc tế. 

Theo hiệp ước, Iran đã đồng ý biến Fordow trở thành một “trung tâm hạt nhân, vật lý và công nghệ”, nơi mà 1044 chiếc máy ly tâm sẽ được sử dụng cho các mục đích khác như sản xuất đồng vị ổn định - phục vụ sử dụng dân sự.

Hoa Kỳ, quốc gia rút khỏi thoả thuận vào tháng 5/2018 đã liên tục áp dụng lại các biện pháp trừng phạt về mặt kinh tế đối với Tehran, gia hạn và tăng cường cắt giảm hơn 80% doanh số bán dầu thô quan trọng. Đồng thời, Washington kêu gọi Iran dừng các hoạt động làm giàu uranium ngay lập tức. 

Đáp lại chính sách tạo áp lực tối đa của Washington, Iran đã bỏ qua các hạn chế trước đó nằm trong thoả thuận - bao gồm cả giới hạn làm giàu uranium và mức độ fissile.

Làm giàu Uranium hoặc plutonium ở mức độ cao - được sử dụng để chế tạo lõi bom - luôn được coi là trở ngại lớn nhất trong chế tạo vũ khí. Do đó, việc thu hoạch được một lượng dự trữ uranium làm giàu lớn sẽ giúp đẩy nhanh quá trình chế tạo vũ khí hạt nhân của Iran. 

Iran cho biết họ đang phát triển các máy ly tâm tiên tiến để có thể làm giàu uranium nhanh hơn. “Quá trình ly tâm sẽ cần vài giờ để ổn đỉnh, và vào thứ Bảy (9/11) tới, khi các thanh tra của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế một lần nữa ghé thăm, mức độ làm giàu uranium sẽ đạt được 4,5%,” người phát ngôn của Tổ chức Năng lượng nguyên tử ỈIran (AEOI) nói với truyền hình nhà nước. 

Nguồn: Reuters

Xem thêm

Iran tiếp tục thu hẹp các cam kết hạt nhân

Iran tiếp tục thu hẹp các cam kết hạt nhân

Iran cho biết họ đã thực hiện bước tiếp theo để tiếp tục thu hẹp các cam kết hạt nhân của mình đối với thoả thuận 2015 với các cường quốc thế giới, nhằm trả đũa cho lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...