Iraq muốn quân đội nước ngoài rời đi, Hoa Kỳ đe doạ trừng phạt Baghdad

Quốc hội Iraq đã kêu gọi Hoa Kỳ và quân đội các nước rời khỏi nước này sau cuộc không kích khiến 2 quan chức cấp cao của Iraq và Iran thiệt mạng.
Iraq muốn quân đội nước ngoài rời đi, Hoa Kỳ đe doạ trừng phạt Baghdad

Thứ Sáu (3/1/2020), một cuộc không kích do Hoa Kỳ chỉ huy đã diễn ra tại sân bay Baghdad khiến Chỉ huy dân quân Iraq Abu Mahdi al-Muhadis Thiếu tướng Iran Qassem Soleimani - người đứng đầu Lực lượng Quds thiệt mạng. 

Trong cuộc “khẩu chiến” giữa Iran và Hoa Kỳ, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã nói rằng Washington sẽ nhắm vào bất kỳ quan chức nào của Iran nếu xảy ra thêm bất kỳ cuộc tấn công nào của Iran nhằm vào Hoa Kỳ. 

Quốc hội Iraq đã thông qua một nghị quyết kêu gọi chấm dứt tất cả sự hiện diện của quân đội nước ngoài tại nước này. Một động thái cho thấy nỗi sợ hãi của nhiều người dân Iraq về việc họ sẽ bị mắc kẹt giữa những cuộc chiến đẫm máu của Hoa Kỳ và Iran. 

“Chính phủ Iraq sẽ nỗ lực để chấm dứt sự hiện diện của bất kỳ quân đội nước ngoài nào trên đất Iraq và cấm họ [quân đội nước ngoài] sử dụng đất, nước, không gian của Iraq vì bất cứ lý do chính trị, quân sự nào”, trích dẫn bản nghị quyết. 

Hoa Kỳ cho biết, họ cảm thấy thất vọng về quyết định này của Iraq. “Trong khi chúng tôi đang chờ để làm rõ thêm về bản chất pháp lý và tác động của nghị quyết này, chúng tôi rất mong các nhà lãnh đạo Iraq xem xét lại tầm quan trọng của mối quan hệ kinh tế, an ninh song phương và sự hiện diện của liên minh toàn cầu giúp đánh bại IS”, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết trong một tuyên bố. 

Hiện có khoảng 5000 binh sĩ Hoa Kỳ vẫn đóng quân tại Iraq, hầu hết trong vai trò cố vấn an ninh, quân sự. 

Thủ tướng Iraq Adel Abdul Mahdi trước đó đã kêu gọi Quốc hội chấm dứt sự hiện diện của quân đội nước ngoài càng sớm càng tốt. Ông cho biết, mặc dù còn nhiều khó khăn mà Iraq đang và sẽ phải đối mặt, nhưng việc huỷ bỏ sự “giúp đỡ” của các lực lượng quân sự liên minh do Hoa Kỳ lãnh đạo vẫn là một quyết định tốt nhất cho Iraq cả trên nguyên tắc và thực tế. 

Nghị quyết của Quốc hội Iraq được thông qua bởi số lượng các nhà lập pháp Shi’ite áp đảo, bởi phiên họp đặc biệt này đã bị hầu hết các nhà lập pháp Hồi giáo Sunni và người Kurd tẩy chay. 

Một thành viên Hồi giáo Sunni trong Quốc hội Iraq chia sẻ với Reuters rằng cả hai nhóm [người Hồi giáo Sunni và người Kurd] đều lo rằng việc yêu cầu quân đội Hoa Kỳ rời đi sẽ khiến Iraq suy yếu an ninh, bị quân nổi dậy phá hoại và khiến sức mạnh của lực lượng dân quân Shi’ite do Iran hậu thuẫn được tăng cường. 

Vào sớm ngày hôm nay (6/1), TT Hoa Kỳ Donald Trump đã đưa ra đe doạ về các lệnh trừng phạt đối với Baghdad, cho biết nếu quân đội Hoa Kỳ phải rời đi, thì Baghdad sẽ phải trả cho Washington chi phí căn cứ không quân ở đó. “Chúng tôi [Hoa Kỳ] có một căn cứ không quân cực kỳ đắt đỏ ở đó [Iraq]. Nó đã tốn hàng tỷ USD để xây dựng. Chúng tôi sẽ không rời đi trừ khi họ trả lại tiền cho chúng tôi,” TT Trump nói với các phóng viên. 

TT Trump đồng thời cũng nói rằng nếu Iraq yêu cầu các lực lượng Hoa Kỳ rời đi một cách “không thân thiện”, thì Hoa Kỳ buộc phải trừng phạt Iraq một cách mà họ không thể ngờ đến, và chắc chắn những lệnh trừng phạt này sẽ khiến lệnh trừng phạt Iran xem như là quá ‘nhẹ nhàng’. 

Nguồn: Reuters

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…