Johnson & Johnson bị phạt hơn 100 triệu USD vì sản phẩm chứa chất gây ung thư

Bồi thẩm đoàn tại St. Louis (Mỹ) vừa yêu cầu Johnson & Johnson (J&J) bồi thường hơn 100 triệu USD cho một người phụ nữ 62 tuổi ở bang Virginia.
Johnson & Johnson bị phạt hơn 100 triệu USD vì sản phẩm chứa chất gây ung thư

Năm 2012, bà Lois Slemp được chẩn đoán bị ung thư buồng trứng. Bà cáo buộc nguyên nhân căn bệnh này là do đã sử dụng sản phẩm có chứa bột (talc) Johnson's Baby Powder và Shower to Shower suốt hơn 40 năm. Vì thế, bà đã kiện công ty J&J.

Bồi thẩm đoàn tại St. Louis (Mỹ) đã yêu cầu J&J phải bồi thường hơn 100 triệu USD cho bà Slemp. Đồng thời, Imerys Talc America - hãng cung cấp bột (talc) cho J&J cũng phải nộp 100.000 USD. 

Trước đó, công ty J&J đã phải nhận hơn 3.000 đơn kiện vì phớt lờ những nghiên cứu chỉ ra sản phẩm Johnson's Baby Powder và Shower to Shower chứa chất gây ung thư buồng trứng, đồng thời, không cảnh báo nguy cơ này với người tiêu dùng. Năm ngoái, hãng này từng mất 72 triệu USD, 55 triệu USD và 70 triệu USD cho các vụ kiện.

Người phát ngôn của J&J - Carol Goodrich cho biết sẽ kháng cáo với phán quyết của toà án ngày hôm kia. "Chúng tôi đang chuẩn bị cho các phiên toà bổ sung trong năm nay và sẽ tiếp tục bảo vệ uy tín của sản phẩm Johnson’s Baby Powder", Goodrich nhấn mạnh.

Goodrich cho rằng vụ thắng kiện của công ty J&J hồi tháng ba và toà án New Jersey bác đơn kiện họ năm ngoái là điển hình cho những cáo buộc thiếu bằng chứng khoa học của các nguyên đơn. 

Gwen Myers - người phát ngôn của Imerys cho biết những cáo buộc của bồi thẩm đoàn là trái sự đồng thuận của Chính phủ và các tổ chức khoa học đã xác định bột (talc) là an toàn.

"Phán quyết này nhằm xoá bỏ những nỗ lực của cộng đồng khoa học nhằm xác định nguyên nhân thực sự dẫn đến ung thư buồng trứng", bà viết trong một báo cáo.

Trong khi đó, Ted Meadows - một trong những luật sư của bà Slemp chỉ trích: "Một lần nữa, chúng ta lại thấy các doanh nghiệp phớt lờ những nghiên cứu khoa học và tiếp tục chối bỏ trách nhiệm với phụ nữ Mỹ. Họ đặt lợi nhuận trên con người, chi hàng tỷ USD để thao túng các quy định kiểm soát".

Năm 2012, J&J đã bán thương hiệu Shower to Shower.

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...