Johnson & Johnson lĩnh trái đắng hàng tỷ USD vì thuốc loạn thần Risperdal

Johnson & Johnson đã bị toà án yêu cầu trả hàng tỷ USD vì những cáo buộc về tác dụng phụ của loại thuốc trị bệnh loạn thần Risperdal gây ra với ngực của trẻ vị thành niên.
Johnson & Johnson lĩnh trái đắng hàng tỷ USD vì thuốc loạn thần Risperdal

Johnson & Johnson hiện đang phải “quay cuồng” giải quyết hai vụ kiện liên quan đến opioid tại Ohio với hơn 20 triệu USD, tiếp tục bị “giáng” bản án trị giá 8 tỷ USD vào hôm qua (8/10) về loại thuốc chống loạn thần Risperdal.

Bồi thẩm đoàn tại Philadelphia, theo trang web hợp pháp Law360, đã yêu cầu “gã khổng lồ” của ngành sản xuất thuốc y tế phải trả một khoản thanh toán đáng kinh ngạc sau khi đồng tình rằng công ty này “đã liều lĩnh lờ đi những rủi ro mà thuốc chống loạn thần Risperdal có thể dẫn đến sự phát triển ngực ở trẻ vị thành niên khi cho phép thuốc được trẻ em sử dụng.”

Risperdal được sản xuất bởi Janssen Pharmaceuticals Inc - một công ty con của Johnson & Johnson; và vụ kiện có liên quan tới Nicholas Murray, một cư dân bang Maryland, khi ngực của anh ta ngày càng phát triển kể từ khi sử dụng thuốc Risperdal khi 9 tuổi vào năm 2003 để giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh tự kỷ. Một bồi thẩm đoàn đã có dự định trao cho anh Murray khoản bồi thương thiệt hại 1,75 triệu USD tuy nhiên do một số yêu cầu điều phối với hơn 7000 trường hợp Risperdale đang chờ xử lý tại Hạt Philadelphia nên sau đó mức bồi thường đã giảm xuống còn 680,000 USD.

Thuốc Risperdal là một dòng thuốc đắt tiền của công ty. Theo trang web Classaction.com, từ năm 2012 đến 2013, nhà sản xuất này đã giải quyết hơn 80 trường hợp tương tự như trên với một số tiền không được tiết lộ. Năm 2016, một bồi thẩm đoàn khác đã trao 70 triệu USD cho Andrew Yount và gia đình, phán quyết được đưa ra tuyên bố công ty không chỉ không cảnh báo ông Yount về các vấn đề xung quanh Risperdal mà còn cố tình phá huỷ bằng chứng liên quan đến vụ án.

Tháng 8/2012, Johnson & Johnson đã đồng ý trả 181 triệu USD cho 36 tiểu bang và quận Columbia để giải quyết các cáo buộc gian lận trong cách tiếp thị bất hợp pháp Risperdal.

Cuối cùng, trong một tuyên bố, Johnson & Johnson đã nói rằng “công ty sẽ đặt những phán quyết quá mức và vô căn cứ này sang một bên” đồng thời lưu ý rằng mức bồi thường 8 tỷ USD “cho một nguyên đơn hoàn toàn trái ngược với khoản bồi thường 680,000 USD trước đây và là một vi phạm rõ ràng về thủ tục tố tụng.”

Nguồn: Fox Business

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...