Kering, Cartier tham gia Hiệp ước Môi trường đối với đồng hồ, đồ trang sức

Với tên gọi "sáng kiến ​​đồng hồ và trang sức năm 2030", các mục tiêu bao gồm giảm lượng khí thải carbon, bảo vệ đa dạng sinh học và áp dụng các thực hành được xác định bởi Hội đồng Trang sức Có Trách nhiệm vào năm 2030.
Kering, Cartier tham gia Hiệp ước Môi trường đối với đồng hồ, đồ trang sức

Tập đoàn xa xỉ của Pháp Kering, thương hiệu Cartier và Hội đồng Trang sức Có Trách nhiệm (Responsible Jewellery Council) đã hợp tác để đặt ra các mục tiêu môi trường cho các hoạt động đồng hồ và trang sức trong tương lai. 

Động thái này diễn ra trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng xem xét kỹ lưỡng các vấn đề môi trường, đặc biệt là thế hệ trẻ - nguồn tăng trưởng doanh thu chính trong tương lai của các nhãn hàng xa xỉ.

Với tên gọi "sáng kiến ​​đồng hồ và trang sức năm 2030", các mục tiêu bao gồm giảm lượng khí thải carbon, bảo vệ đa dạng sinh học và áp dụng các thực hành được xác định bởi Hội đồng Trang sức Có Trách nhiệm vào năm 2030.

Jean-Francois Palus, giám đốc điều hành của Kering, tập đoàn sở hữu nhãn hiệu trang sức Boucheron và Pomellato, đồng hồ Ulysse Nardin và Girard, cho biết: “Chúng tôi tin rằng khi chúng ta cùng đồng hành với nhau, thì những mục tiêu này sẽ ngày càng sớm được thực hiện.” 

Tập đoàn Kering vốn đã luôn tự hào là đơn vị dẫn đầu trên mặt trận bảo vệ môi trường trong ngành may mặc. Vào năm 2019, chủ tịch Francois-Henri Pinault, đã tập hợp hàng chục nhãn hiệu quốc tế để ký một Hiệp ước thời trang về các cam kết trong đó bao gồm giảm thiểu lượng khí thải công nghiệp và sử dụng nhựa.

Cyrille Vigneron, Giám đốc điều hành của Cartier chia sẻ, các đối tác trong sáng kiến ​​đồng hồ và trang sức dự định bắt sẽ đầu “chiêu mộ” thêm các nhãn hiệu châu Âu trước khi chuyển sang các nhãn hiệu tại các nơi khác trên thế giới.

“Chúng tôi nghĩ rằng sẽ có một lượng khá lớn các thương hiệu chủ chốt đồng ý tham gia và sau đó là các thương hiệu nhỏ hơn nhưng cũng là các nhà cung cấp và phân phối cũng sẽ tham gia vào sáng kiến ​​này,” ông Vigneron nói.

LVMH, tập đoàn xa xỉ nổi tiếng, đã “vắng mặt” trong Hiệp ước thời trang - hiệp ước bao gồm cả những nhãn hiệu cao cấp như Hermes của Pháp hay các tập đoàn thời trang bình dân như Inditex - chủ sở hữu Zara.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm