“Đại gia" kim cương tự nhiên phải hạ giá để cạnh tranh với kim cương nhân tạo

Trong bối cạnh cạnh tranh ngày càng gắt, De Beers – nhà sản xuất kim cương tự nhiên hàng đầu thế giới – buộc phải cắt giảm giá mạnh để thu hút người tiêu dùng…

“Đại gia" kim cương tự nhiên phải hạ giá để cạnh tranh với kim cương nhân tạo

Theo Bloomberg đưa tin, De Beers đã phải cắt giảm giá kim cương từ 10% đến 15% để có thể thu hút khác hàng và cạnh tranh với “đối thủ” kim cương nhân tạo, hay còn gọi làm kim cương phòng thí nghiệm.

Đây là lần điều chỉnh giá đầu tiên trong năm 2024 và cũng là một trong những đợt cắt giảm lớn nhất từ trước đến nay của tập đoàn kim cương Anh Quốc.

Có vẻ như việc cắt giảm lần này là một giải pháp bất đắc dĩ. De Beers trước đây đã cố gắng cung cấp cho khách hàng sự linh hoạt thay vì hạ giá, cho đến khi họ không còn lựa chọn nào khác.

“De Beers Group không bình luận về các thay đổi giá cụ thể đối với việc bán kim cương thô ngoài báo cáo tài chính chính thức. Nhưng chúng tôi tin rằng mình cần tạo dựng nền tảng vững chắc để cải thiện tính cân bằng và động lực phát triển cho doanh nghiệp cũng như thị trường trong thời gian tới”, công ty chia sẻ trên Fortune.

Tuy nhiên, báo cáo gần đây từ McKinsey với tựa đề “Ngành công nghiệp kim cương đang ở thời điểm chuyển mình” đã đưa ra một đánh giá u ám hơn về thị trường. Theo đó, công ty giải thích rằng giá kim cương đã liên tục trượt giảm sau thời gian đại dịch, ngay cả khi các sự kiện đính hôn, đám cưới tiếp tục gia tăng và nguồn cung thị trường ổn định.

Có nhiều lý do đằng sau thực trạng sa sút trong ngành công nghiệp kim cương: người tiêu dùng muốn hiểu rõ hơn về nguồn gốc kim cương và đảm bảo rằng chúng có tính bền vững về mặt xã hội và môi trường; các lệnh trừng phạt đối với Nga, một quốc gia sản xuất kim cương thô hàng đầu thế giới; và cả đà nở rộ của kim cương nhân tạo được thế hệ millennials và Gen Z yêu thích.

“Có lẽ thành công vượt trội của kim cương nhân tạo đã khiến giá kim cương tự nhiên chịu áp lực lớn hơn nhiều so với những gì ngành khai thác đã dự đoán ban đầu. Trước tình hình kinh tế khó khăn, áp lực lạm phát kéo dài; việc chi tiêu hàng chục nghìn USD cho trang sức kim cương càng trở nên xa vời. Do đó, người tiêu dùng đang chủ động hướng đến những lựa chọn giá cả phải chăn hơn”, báo của McKinsey lưu ý.

McKinsey cũng đã gọi kim cương nhân tạo là thách thức lớn nhất mà các nhà sản xuất kim cương tự nhiên phải đối mặt, vì hàng loạt lợi thế về giá cả, sự tương đồng với kim cương tự nhiên và mức độ phổ biến trong giới trẻ, đặc biệt là ở các quốc gia phương Tây.

Trong một cuộc khảo sát được Angara - công ty kinh doanh kim cương nhân tạo thực hiện - phần lớn Gen Z tham gia trả lời đều ưa chuộng kim cương nhân tạo 3 carat hơn là kim cương tự nhiên 1 carat. “Gen Z đang từng bước “viết lại” các quy tắc trong ngành công nghiệp kim cương”, ông Ankur Daga, Giám đốc điều hành và đồng sáng lập Angara kết luận ở cuối bài.

Theo ông, trong suốt thập kỷ qua, người tiêu dùng luôn được thuyết phục rằng De Beers và kim cương tự nhiên đồng nghĩa với sự hoàn hảo và địa vị xã hội. Tuy nhiên, ông Ankur Daga tin rằng thế hệ trẻ ngày nay đang thách thức lại các quan điểm truyền thống, tìm đến các lựa chọn phù hợp hơn với cuộc sống và niềm tin của họ.

“Khi Gen Z tiếp tục có tầm ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng, kim cương nhân tạo có khả năng trở thành tiêu chuẩn mới của ngành xa xỉ và phong trào tiêu dùng có ý thức”, ông Ankur Daga nhấn mạnh.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh nền kinh tế được dự báo sẽ đối mặt với lạm phát cao hơn và tốc độ tăng trưởng chậm lại. Dù vậy, Fed vẫn dự kiến sẽ tiến hành hai lần cắt giảm lãi suất trong năm 2025…

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran khiến giá dầu tăng vọt, làm dấy lên lo ngại lạm phát toàn cầu và có thể buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải tiếp tục trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất…