Không quân Mỹ diễn tập quân sự chung với các nước Đông Âu trên Biển Đen

Lực lượng Không quân Mỹ ở Châu Âu và Lực lượng Không quân Mỹ ở Châu Phi dẫn đầu cuộc diễn tập chung Chỉ huy và Kiểm soát Toàn miền (JADC2) với các đối tác và đồng minh châu Âu ngày 14/1/2021.

Cuộc diễn tập nhằm mục đích rèn luyện các lực lương quân sự Mỹ và đồng minh tích hợp, hành động chiến thuật và liên kết phối hợp trong khi thực hiện các hoạt động tác chiến tấn công mục tiêu trong mọi miền chiến trường trên Biển Đen vào.

Cuộc diễn tập, được đặt tên là “Prime Accord”, có sự tham gia của Bộ Chỉ huy Hoạt động Đặc biệt Châu Âu của Mỹ, Lực lượng Hải quân Mỹ ở Châu Âu / Hạm đội 6, Quân đội Mỹ ở Châu Âu và Châu Phi, Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ và Không quân Romania.

Sứ mệnh diễn ra trên địa phận Đông Âu với sự theo dõi chặt chẽ của Nga, “được thiết kế để huấn luyện quân đội Mỹ tích hợp, hành động chiến thuật và liên kết phối hợp khi thực hiện các hoạt động tác chiến trên tất cả các miền".

Trong cuộc diễn tập, máy bay chiến đấu F-16 Fighting Falcons thuộc Không đoàn máy bay chiến đấu số 31 huấn luyện chung với các tiêm kích F-16 của Không quân Romania. Các máy bay F-16 Mỹ xuất kích từ Căn cứ Không quân Aviano, Ý, được hai máy bay tiếp dầu KC-135 hỗ trợ bay đến Biển Đen, các máy bay F-16 của Không quân Romanian (RoAF) thực hiện nhiệm vụ hộ tống và yểm trợ.

Cuộc diễn tập diễn ra trên vùng nước bờ biển Romania và Bulgaria, các máy bay bay vòng quanh dưới sự giám sát và điều khiển của Sở chỉ huy diễn tập chung và thực hiện hoạt động Tiếp nhiên liệu tên không (AAR). Cuộc diễn tập được điều hành bởi Phòng Chỉ huy chung tại Trung tâm Kiểm soát và Truyền thông Romania, nơi Phân đội Kiểm soát Đường Không 606 thuộc Không đoàn máy bay chiến đấu số 31 và Phân đội Thông tin Liên lạc Chiến đấu số 1 thuộc Không đoàn tác chiến tấn công Mặt đất 435, thường trú tại Căn cứ Không quân Ramstein, Đức thực hiện sứ mệnh diễn tập.

Lực lượng Không quân Mỹ, tiến hành các hoạt động quân sự trên Biển Đen nhằm tăng cường sự ổn định khu vực, khả năng sẵn sàng chiến đấu, phát triển năng lực tác chiến trong đội hình liên kết phối hợp với các đồng minh và đối tác NATO. Mỹ tiếp tục gia tăng sự hiện diện quân sự ở Romania, không chỉ trong các cuộc tập trận chung mà còn với các lực lượng đang thường trực chiến đấu ở quốc gia này.

Tháng 1/2021 Lực lượng Không quân Mỹ thông báo đã điều chuyển một số lượng không xác định máy bay không người lái MQ-9 Reaper, cùng với khoảng 90 phi công đến Căn cứ Không quân 71 thuộc Căn cứ Không quân Campia Turzii của Romania, đảm nhiệm việc thực hiện các nhiệm vụ tình báo, giám sát và trinh sát (ISR) Nga để hỗ trợ các Hoạt động quân sự của NATO trong khu vực.

Máy bay F-16 Fighting Falcon thuộc Phi đội Máy bay chiến đấu số 555 Mỹ, thường trú tại Căn cứ Không quân Aviano, Ý đang tiếp cận một máy bay KC-135 Stratotanker thuộc Không đoàn tiếp nhiên liệu số 100, Không quân Hoàng gia Mildenhall, Anh, để tiếp nhiên liệu trong một nhiệm vụ chiến đấu trên Biển Đen, ngày 14/2021. (Video Lực lượng Không quân Mỹ Trung sĩ Emerson Nuñez)

Quân đội Mỹ tuyên bố, các hoạt động quân sự trên Biển Đen được thực hiện để đảm bảo sự ổn định của khu vực, nâng cao sẵn sàng chiến đấu và khả năng liên kết phối hợp với các đồng minh và đối tác NATO trước Nga.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…