Lâm Đồng: Nguồn thu từ nhà đất thấp hơn bán vé số

Tính đến 22/9, tổng thu ngân sách của Lâm Đồng đạt hơn 9.039 tỷ đồng, trong đó nguồn thu từ nhà đất chỉ đạt hơn 1.103 tỷ đồng, trong khi nguồn thu từ hoạt động xổ số kiến thiết đạt hơn 1.542 tỷ đồng.

Nguồn thu từ nhà đất của tỉnh Lâm Đồng giảm rất mạnh, chỉ bằng phân nửa so với cùng kỳ
Nguồn thu từ nhà đất của tỉnh Lâm Đồng giảm rất mạnh, chỉ bằng phân nửa so với cùng kỳ

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2023, cho thấy, nguồn thu ngân sách của tỉnh giảm, đặc biệt là nguồn thu từ nhà đất giảm rất mạnh, chỉ bằng phân nửa so với cùng kỳ.

Cụ thể, tính đến ngày 22/9/2023, tổng thu ngân sách của tỉnh Lâm Đồng đạt hơn 9.039 tỷ đồng, bằng 71,6% dự toán Trung ương, bằng 62,3% dự toán địa phương và bằng 84,9% so với cùng kỳ.

Trong đó, nguồn thu thuế, phí, lệ phí đạt 5.775 tỷ đồng, bằng 84% cùng kỳ; thu từ nhà đất đạt hơn 1.103 tỷ đồng, chỉ bằng 51,9%. Riêng nguồn thu từ xổ số kiến thiết đạt hơn 1.542 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tình trạng ảm đạm của thị trường bất động sản chính là nguyên nhân dẫn đến nguồn thu ngân sách từ nhà đất của tỉnh Lâm Đồng giảm mạnh. Báo cáo của Sở Tư pháp Lâm Đồng cho biết: Quý 2/2023, tổng giao dịch nhà đất đạt 5.495 giao dịch, giảm hơn 70% so với quý 2/2022 với 19.669 giao dịch.

Hiện tỉnh Lâm Đồng đang đẩy mạnh các giải pháp để đảm bảo tiến độ thu ngân sách cả năm đạt 14.500 tỷ đồng, như: Tập trung công tác chống thất thu thuế, đẩy nhanh tiến độ lập hồ sơ đấu giá nhà đất, thu từ chuyển mục đích sử dụng đất; thu tiền sử dụng đất từ các dự án đầu tư khu dân cư, nhất là địa bàn thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc.

Mới đây, như Thương Gia Online đã thông tin, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản chỉ đạo các sở ngành, địa phương khẩn trương hoàn thiện phương án đấu giá nhà đất gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt quyết định đấu giá đối với các cơ sở nhà đất chưa có phương án.

Theo đó, trong 43 cơ sở nhà đất có thể bán đấu giá, dự kiến 8 cơ sở có tổng giá khởi điểm hơn 510 tỷ đồng, 7 cơ sở đang thẩm định có giá hơn 197 tỷ đồng. Còn 27 cơ sở chưa xây dựng phương án đấu giá, nhưng dự kiến có giá khoảng 596 tỷ đồng. Tổng thu từ đấu giá các cơ sở nhà đất này là hơn 1.300 tỷ đồng.

Một trong những vấn đề “nóng” của Lâm Đồng là tình trạng giải ngân vốn đầu tư công hiện đang rất ì ạch, nhất là đối với các công trình trọng điểm. Cụ thể, tổng kế hoạch đầu tư công năm 2023 và năm 2022 kéo dài sang năm 2023 là hơn 8.156 tỷ đồng nhưng đến nay mới giải ngân được hơn 2.713 tỷ đồng, đạt 33,3% kế hoạch.

Một số dự án lớn không có khả năng giải ngân, giải ngân chậm như: Dự án đường cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc (giai đoạn 1) với kế hoạch vốn 900 tỷ đồng (vốn ngân sách Trung ương 400 tỷ đồng, vốn ngân sách tỉnh 500 tỷ đồng), chưa giải ngân được đồng nào do đang thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư. Đây là công trình trọng điểm được UBND tỉnh Lâm Đồng đặt quyết tâm rất cao để khởi công trong tháng 9/2023 nhưng đến nay đã lỗi hẹn;

cao-toc-1.jpg
Lâm Đồng đặt quyết tâm khởi công cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc trong tháng 9/2023 nhưng đến nay đã lỗi hẹn. Ảnh minh họa

Tương tự, Dự án đường cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương theo phương thức đối tác công tư với kế hoạch giải ngân hơn 506 tỷ đồng (vốn ngân sách tỉnh) cũng chưa giải ngân được do đang thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư;

Dự án Đường vành đai thành phố Đà Lạt và cơ sở hạ tầng các khu dân cư với kế hoạch vốn 343 tỷ, đã giải ngân 117,6 tỷ đồng, đạt 34,3% kế hoạch do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng;

Dự án Hồ chứa nước Đông Thanh, huyện Lâm Hà, kế hoạch vốn năm 2023 hơn 164 tỷ đồng nhưng mới chỉ giải ngân được vỏn vẹn 7,9 tỷ đồng, đạt 4,8%. Kế hoạch vốn năm 2022 kéo dài sang năm 2023 của dự án này là hơn 45 tỷ đồng cũng mới chỉ giải ngân được 2,2 tỷ đồng, đạt 4,9%.

Theo UBND tỉnh Lâm Đồng, dự án dự kiến hoàn thành công tác đắp đập vào tháng 12/2023, tuy nhiên, vào tháng 7/2023, có hiện tượng sạt trượt, sụt lún đất tại gần khu vực thi công cụm công trình đầu mối nên chủ đầu tư đã báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo các sở ngành hướng dẫn, hỗ trợ địa phương khắc phục sự cố.

Một dự án khác là Hồ chứa nước Ta Hoét, huyện Đức Trọng, tỷ lệ giải ngân gần như bằng 0. Cụ thể, kế hoạch vốn năm 2023 bố trí cho dự án này lên tới 513 tỷ đồng và nguồn vốn năm 2022 kéo dài sang năm 2023 là hơn 45 tỷ đồng nhưng đến nay mới giải ngân được 0,5 tỷ đồng, dù dự án đã khởi công từ tháng 02/2023 nhưng vẫn đang thực hiện công tác giải phóng mặt bằng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm phân tích các động lực tăng trưởng trong năm 2025

Cơ sở để hiện thực hóa mục tiêu GDP 8%

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng năm 2025 phải thực hiện kích cầu tiêu dùng trong nước, đây là nhiệm vụ rất quan trọng không chỉ Việt Nam thực hiện mà rất nhiều nước trên thế giới cũng triển khai...

Quỹ đầu tư 22.000 tỷ đồng "đặt cược" lớn vào MIG: Kỳ vọng tăng trưởng thị trường bảo hiểm

Quỹ đầu tư 22.000 tỷ đồng "đặt cược" lớn vào MIG: Kỳ vọng tăng trưởng thị trường bảo hiểm

Quỹ đầu tư Pyn Elite Fund, một trong những quỹ ngoại hàng đầu trên thị trường chứng khoán Việt Nam với tổng tài sản quản lý lên đến 815 triệu EUR (khoảng 22.000 tỷ đồng), vừa thông báo kế hoạch mua thêm gần 2,6 triệu cổ phiếu MIG của Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC).