Lễ nhậm chức của ông Donald Trump sẽ quy tụ nhiều tên tuổi quyền lực

Ông Donald Trump trở lại với nhiệm kỳ thứ hai đầy ấn tượng, đánh dấu một trang mới trong lịch sử chính trị Mỹ với những sự kiện nổi bật tại lễ nhậm chức…

Lễ nhậm chức của ông Donald Trump sẽ quy tụ nhiều tên tuổi quyền lực

Sau thất bại trong cuộc bầu cử năm 2020, nhiều người tin rằng sự nghiệp chính trị của ông Donald Trump đã chấm dứt. Tuy nhiên, vào tháng 11/2024, ông Trump giành được chiến thắng ngoạn mục trước ứng viên Đảng Dân chủ Kamala Harris, áp đảo cả ở số phiếu phổ thông và số phiếu Đại cử tri quan trọng.

Ngày 20/1/2025 chính thức đánh dấu sự trở lại Nhà Trắng của ông Donald Trump khi Tổng thống Mỹ đắc cử làm lễ tuyên thệ nhậm chức.

Tại Mỹ, lễ nhậm chức của tổng thống là sự kiện mà tổng thống đắc cử tuyên thệ và chính thức bắt đầu nhiệm kỳ bốn năm của mình. Để tuyên thệ, tổng thống đắc cử thường đặt tay lên một cuốn kinh thánh, trong đó họ có thể chọn những cuốn kinh mang ý nghĩa tâm linh hoặc chính trị khác nhau. Sau khi đọc lời tuyên thệ, tân tổng thống sẽ phát biểu khai mạc trước đám đông ủng hộ, các quan chức chính phủ và các nhà ngoại giao nước ngoài. Lời tuyên thệ được trích từ Điều II, Mục I của Hiến pháp Mỹ: "Tôi trịnh trọng tuyên thệ rằng tôi sẽ trung thành thực hiện nhiệm vụ của Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, và sẽ cố gắng hết sức để bảo vệ, duy trì và bảo đảm Hiến pháp của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ."

Trong lễ nhậm chức đầu tiên vào năm 2017, ông Trump đã tuyên thệ trên cuốn kinh thánh từng được cựu Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln sử dụng năm 1861. Theo nhiều báo cáo, có khả năng lần này ông Trump sẽ tuyên thệ trên cả cuốn kinh thánh của Abraham Lincoln và cuốn kinh thánh của người mẹ quá cố, bà Mary Anne MacLeod Trump.

Ban đầu, buổi lễ nhậm chức dự kiến được tổ chức ngoài trời tại mặt phía tây của tòa nhà Quốc hội Mỹ hướng ra công viên National Mall ở Washington, DC. Tuy nhiên, do thời tiết giá lạnh, ông Donald Trump đã thay đổi kế hoạch, chuyển lễ vào khu vực Rotunda của tòa Quốc hội, dưới mái vòm cao 88 mét. Tuy nhiên, không gian khép kín này sẽ hạn chế số lượng người tham dự.

rotunda-setup-02-ap-jt-250118-1737225711832-hpmain-16x9-992.jpg
Một số hoạt động chuẩn bị tại khán phòng Rotunda

Gần 250.000 vé đã được phát hành cho sự kiện ngoài trời, nhưng đến nay ông Trump đã khuyến khích người ủng hộ nên xem phát sóng trực tiếp tại địa điểm Capital One Arena, nơi ông sẽ xuất hiện vào cuối ngày, thay vì tập trung đông ngoài trời.

Từ trước đến nay, lễ nhậm chức của tổng thống Mỹ luôn ghi nhận sự tham dự của các nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn, tuy nhiên, danh sách khách mời năm nay đặc biệt gây chú ý.

Ba cựu tổng thống Mỹ - Barack Obama, George W. Bush và Bill Clinton - đều sẽ có mặt. Các nhà lãnh đạo của chính quyền sắp mãn nhiệm, Tổng thống Joe Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris, cũng sẽ đến dự.

Danh sách khách mời của ông Donald Trump còn bao gồm nhiều lãnh đạo từ khắp thế giới như Tổng thống Argentina Javier Milei, Thủ tướng Ý Giorgia Meloni, chính trị gia Pháp Eric Zemmour và Nghị sĩ Anh Nigel Farage…

Nhiều doanh nhân nổi tiếng cũng sẽ tham dự lễ nhậm chức của ông Trump, trong đó có tỷ phú Elon Musk, nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos, CEO Apple Tim Cook và CEO Facebook Mark Zuckerberg.

Ngoài việc góp mặt trực tiếp, rất nhiều các tỷ phú và doanh nghiệp đã không ngần ngại quyên góp số tiền khổng lồ cho sự kiện trọng đại này. Quỹ tổ chức lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump hiện đã huy động được con số kỷ lục 170 triệu USD tính đến ngày 8/1. Một số nguồn tin nội bộ dự đoán tổng số tiền có thể vượt 200 triệu USD, được sử dụng để chi trả chi phí tổ chức lễ nhậm chức cũng như các sự kiện liên quan như dạ tiệc riêng và diễu hành.

tech-leaders-trump-inauguration.jpg
Những CEO công nghệ dự kiến sẽ tham dự lễ nhậm chức của ông Donald Trump

Apple, Google, Amazon, Microsoft, Open AI và Meta đều đã công khai tài trợ 1 triệu USD cho quỹ. Các nhà tài trợ lớn khác bao gồm công ty dược phẩm Pfizer, công ty dịch vụ tài chính Intuit, ứng dụng giao dịch cổ phiếu Robinhood và các hãng sản xuất ô tô như Ford và General Motors.

Trên thực tế, lễ nhậm chức đầu tiên của ông Trump vào năm 2016 cũng ghi nhận mức tài trợ “khủng” lên đến 106,7 triệu USD.

Ngoài ra, khác với lần trước, đội ngũ của ông Donald Trump năm nay không gặp khó khăn trong việc tìm các ngôi sao lớn biểu diễn cho buổi lễ.

Nghệ sĩ opera Christopher Macchio sẽ là đại diện hát quốc ca và ca sĩ nhạc Pop Carrie Underwood sẽ biểu diễn ca khúc “America the Beautiful”. Ca sĩ nhạc đồng quê Lee Greenwood dự kiến tái hiện bản hit “God Bless the USA”, một ca khúc nổi bật trong chiến dịch tranh cử của ông Trump và nhóm nhạc Village People sẽ trình diễn “YMCA” - ca khúc yêu thích của tân tổng thống.

4n4ma24fbffnflez4rhwm4evnu.jpg
Hình ảnh tại buổi diễn tập ở Tòa nhà Quốc hội Mỹ, chuẩn bị cho lễ nhậm chức sắp tới của Tổng thống đắc cử Donald Trump

Xem thêm

"Đội quân" tỷ phú của chính quyền Trump 2.0

"Đội quân" tỷ phú của chính quyền Trump 2.0

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã đề cử hàng loạt ứng viên tài năng, bao gồm nhiều tỷ phú và doanh nhân nổi tiếng, vào các vị trí quan trọng trong chính quyền 2.0 của mình…

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Tổng thống đắc cử Donald Trump đang khẩn trương chuẩn bị đội ngũ nội các và nhân sự cấp cao cho nhiệm kỳ thứ hai tại Nhà Trắng. Những lựa chọn này hứa hẹn sẽ giúp định hình chiến lược lãnh đạo mới của ông trong bốn năm tới…

Có thể bạn quan tâm

Vén màn “Ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô”: Lừa đảo thời AI

Vén màn “Ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô”: Lừa đảo thời AI

“Ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô” đã bắt đầu sử dụng AI để nâng cấp lừa đảo vi hơn. Những video “giả mà như thật” khiến nạn nhân khó phân biệt đâu là người thật, đâu là AI. AI giúp chúng mở rộng quy mô nhanh hơn, giảm chi phí, đồng thời tăng cường độ hiện tại đến mức gần như không thể nhận dạng.

Hơn 1.000 tỷ USD Mỹ đã bị đánh cắp hàng năm thông qua lừa đảo qua điện thoại và internet

Vén màn “Ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô”: Thâm nhập "Khu tự trị" Mae Sot

Đằng sau những vụ hack tài khoản, chiếm đoạt tiền từ châu Âu sang châu Á sang Mỹ… là cả một “ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô” hoạt động tinh vi, bài bản. Hàng trăm ngàn “nạn nhân” của nạn buôn người đang trở thành những nô lệ hiện đại, làm công cụ lừa đảo chiếm đoạt hàng nghìn tỷ USD mỗi năm...

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Ngành du lịch Mỹ đang chao đảo khi lượng khách quốc tế sụt giảm mạnh do căng thẳng chính trị, chính sách nhập cư khắt khe và các rào cản visa, khiến nhiều điểm đến và doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ thất thu nghiêm trọng trong mùa cao điểm…

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…