Loạt CEO công nghệ Mỹ rồng rắn xếp hàng đến gặp riêng ông Donald Trump

Trước thềm lễ nhậm chức vào tháng 1/2025, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã tiếp đón loạt lãnh đạo công nghệ hàng đầu thế giới như Tim Cook, Mark Zuckerberg và cả Shou Zi Chew tại dinh thự Mar-a-Lago ở Florida…

imagesusersiqjwhbfdfxiuiv8v3wbygmviv0pifq5t3pjf0qzs8rf9ljswaq-1x-1.jpg

Sau chiến thắng vẻ vang tại cuộc bầu cử 2024, Tổng Mỹ đắc cử Donald Trump đang trở thành nhân vật được giới công nghệ săn đón và “chiều chuộng” nhất lúc này.

Những thay đổi bất ngờ này khiến dư luận toàn cầu xôn xao. Bởi lẽ, chỉ cách đây vài năm khi ông Trump gặp thất bại trong cuộc bầu cử 2020, giới công nghệ đã có phản ứng lạnh nhạt với đại diện đảng Cộng hoà. Thậm chí, vào đầu năm 2021, ông Donald Trump còn bị “cấm cửa” khỏi nền tảng Facebook, cắt đứt hầu hết liên hệ với cả Google và Twitter cũ.

Tuy nhiên, đến nay, có thể dễ dàng nhận thấy những chuyển biến đáng kể trong thái độ của Big Tech đối với Tổng thống đắc cử khi nhìn vào danh sách khách mời tại Mar-a-Lago, nơi ông Trump và gia đình sinh sống tại Florida. Không chỉ riêng “bạn thân” Elon Musk, rất nhiều CEO công nghệ hàng đầu như Tim Cook, Sundar Pichai hay Mark Zuckerberg đã tham dự các bữa tối thân mật với tân Tổng thống Mỹ.

Giới lãnh đạo và các tập đoàn công nghệ lớn dường như đang thể hiện sự ngưỡng mộ và thiện chí đến mức ông Donald Trump chẳng ngần ngại khoe điều đó trong các bài phát biểu gần đây. "Tôi đã có bữa tối với Tim Cook của Apple, gần như tất cả các CEO công nghệ đều đã đến. Những người còn lại sắp tới cũng sẽ tham gia”. Ông Donald Trump còn đùa thêm rằng: "Trong nhiệm kỳ đầu tiên, tất cả bọn họ đều chống lại tôi. Nhưng giờ đây, tất cả đều muốn làm bạn của tôi, cứ như thể là tính cách của tôi thay đổi hay sao không biết”.

CEO Apple Tim Cook

Vào ngày 13/12 vừa qua, CEO Apple Tim Cook đã tới dự một bữa tối thân mật với ông Donald Trump tại khu biệt thự Mar-a-Lago. Theo thông tin từ Associated Press, trọng tâm của cuộc trò chuyện giữa hai bên là các tranh chấp thuế vụ của Apple với Liên minh châu Âu (EU).

trump-w-0.jpg
CEO Apple Tim Cook và ông Donald Trump

Cuộc gặp diễn ra ngay sau khi ông Tim Cook và ông Trump có màn thảo luận trực tuyến về việc Apple thất bại trong một vụ kháng cáo về khoản thuế 13 tỷ Euro mà họ bị cáo buộc là nợ Ireland.

Rất có thể CEO Tim Cook đang tìm kiếm sự hỗ trợ hoặc tìm hiểu về quan điểm của chính quyền Mỹ về vấn đề này, nhất là khi ông Trump từng nhiều lần chỉ trích các chính sách thương mại và thuế quan quốc tế trong quá khứ.

Bữa tối cũng được coi là một phần trong nỗ lực của ông Tim Cook nhằm thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với chính quyền mới trước khi ông Trump trở lại Nhà Trắng vào tháng 1/2025.

Nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos

Mặc dù Jeff Bezos đã rời ghế CEO của Amazon từ năm 2021, nhưng tầm ảnh hưởng của ông đối với tập đoàn này vẫn còn rất lớn.

Trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, Amazon đã phải đối mặt với nhiều cuộc điều tra liên quan đến hoạt động lao động và vị thế thống trị thị trường thương mại điện tử.

Cuộc gặp gần đây của ông Bezos và ông Trump chủ yếu xoay quanh hoạt động của Amazon, vấn đề pháp lý và tìm kiếm cách thức mới để xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa Amazon và chính quyền. Trước đây, ông Bezos từng bày tỏ hy vọng rằng chính quyền Trump 2.0 có thể giảm bớt các quy định quản lý chặt chẽ đối với doanh nghiệp công nghệ.

Để bày tỏ thiện chí, Amazon đã quyên góp 1 triệu USD cho lễ nhậm chức của ông Trump vào tháng 1/2025.

CEO Meta Mark Zuckerberg

Trên thực tế, cuộc gặp giữa CEO Mark Zuckerberg và ông Donald Trump là một trong những sự kiện nổi bật nhất khi xét đến mối quan hệ không mấy thuận hoà giữa hai người. Sau vụ bạo loạn tại Điện Capitol vào tháng 1/2021, Meta đã cấm ông Trump hoạt động trên các nền tảng mạng xã hội của công ty, một động thái làm dấy lên tranh cãi lớn.

im-72051128.jpg
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump và CEO Meta Mark Zuckerberg

Dù nội dung cụ thể của cuộc gặp vẫn chưa được tiết lộ, nhưng CEO Meta rõ ràng đang thể hiện mong muốn tái thiết lập quan hệ. Meta cũng phải đang chịu sự giám sát khắt khe từ phía các cơ quan chức năng liên quan đến việc quản lý thông tin chính trị, các vấn đề bảo mật dữ liệu và tình trạng độc quyền trên thị trường.

Được biết, Meta đóng góp 1 triệu USD cho lễ nhậm chức của ông Trump, một cử chỉ hoà giải thể hiện hy vọng cải thiện mối quan hệ với chính quyền mới. Tại bữa tối, CEO Mark Zuckerberg đã tặng riêng ông Trump một chiếc kính thông minh Ray-Ban của Meta.

CEO Google Sundar Pichai

Giống như Mark Zuckerberg, CEO Google Sundar Pichai tích cực xuất hiện trong các buổi tiếp xúc với ông Trump và đang có nhiều động thái ngoại giao cởi mở. Trước đây, mối quan hệ của ông Trump và Google từng khá sóng gió, khi ông nhiều lần cáo buộc công cụ tiềm kiếm cố tình che giấu những tin tức tích cực về ông.

Theo tờ The Information đưa tin, CEO Sundar Pichai đã bay đến Palm Beach (Florida) trong cùng tuần với tỷ phú Jeff Bezos để ăn tối cùng ông Donald Trump.

Điều này nhấn mạnh nỗ lực của Google trong việc duy trì quan hệ tích cực với chính quyền mới.

CEO TikTok Shou Zi Chew

Chỉ vài giờ sau khi TikTok gửi đơn kháng cáo chính thức lên Tòa án Tối cao Mỹ, CEO Shou Zi Chew đã có cuộc gặp riêng với ông Donald Trump tại Mar-a-Lago. Theo thông tin từ CNN, cuộc gặp này đã được lên lịch trước, đánh dấu lần đầu tiên ông Chew và ông Trump có cơ hội tiếp xúc kể từ khi ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử.

Dù chưa có thông tin chi tiết, nhưng nhiều ý kiến cho rằng ông Donald Trump có cân nhắc ý định lật ngược quy định Bytedance phải thoái vốn hoặc cấm toàn diện TikTok - một quyết định được Tổng thống Joe Biden ký thành luật vào năm nay.

Lễ nhậm chức của ông Donald Trump dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 20/1/2025, một ngày ngay sau khi điều luật cấm TikTok có hiệu lực. Chính vì vậy mà cuộc gặp gỡ của đại diện TikTok với Tổng thống đắc cử càng trở nên quan trọng.

Thay vì tìm cách đối đầu như trong nhiệm kỳ đầu tiên, Big Tech đang hướng tới việc tạo dựng mối quan hệ thân thiện, hợp tác, với hy vọng rằng chính quyền Donald Trump nhiệm kỳ mới sẽ nới lỏng quy định và giải tỏa các lo ngại pháp lý cho doanh nghiệp.

Xem thêm

Tỷ phú Elon Musk: Không gì lãi bằng "buôn vua"!

Tỷ phú Elon Musk: Không gì lãi bằng "buôn vua"!

Chiếc ghế ông chủ Nhà trắng đã được xác định với phần thắng thuộc về liên danh Donald Trump và JD Vance. Nhưng cuộc marathon bầu cử Tổng thống Mỹ còn xác định một người chiến thắng khác, ấn tượng hơn nhiều: Elon Musk!

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Tổng thống đắc cử Donald Trump đang khẩn trương chuẩn bị đội ngũ nội các và nhân sự cấp cao cho nhiệm kỳ thứ hai tại Nhà Trắng. Những lựa chọn này hứa hẹn sẽ giúp định hình chiến lược lãnh đạo mới của ông trong bốn năm tới…

Giới tài phiệt Mỹ đang nghiêng về "đội Trump" hay "đội Harris"?

Giới tài phiệt Mỹ đang nghiêng về "đội Trump" hay "đội Harris"?

Nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp lớn đã công khai lên tiếng ủng hộ các ứng viên tổng thống Mỹ trong cuộc đua 2024. Điều này một lần nữa thể hiện rõ mối quan tâm và sự đồng tình của giới kinh doanh Mỹ đối với các chính sách kinh tế mà mỗi ứng viên đại diện…

Có thể bạn quan tâm

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…

Donald Trump đe áp thuế nặng, Trung Quốc và Mexico phản ứng ra sao?

Donald Trump đe áp thuế nặng, Trung Quốc và Mexico phản ứng ra sao?

Trong khi Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum và Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã có một cuộc trò chuyện nhằm xoa dịu các căng thẳng, thì phía Trung Quốc lại gay gắt chỉ trích đề xuất áp thuế và cảnh báo nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến thương mại mới giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới…

"Trump 2.0": Những cú "quay xe" bất ngờ

"Trump 2.0": Những cú "quay xe" bất ngờ

Chuẩn bị quay lại Nhà trắng lần thứ 2, ông Trump vẫn giữ những quan điểm cứng rắn: Tăng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu, trục xuất di dân... Nhưng ở một số lĩnh vực, Trump 2.0 có thể sẽ rất khác so với Trump 1.0.