Lên kế hoạch đi lùi, Nhựa Pha Lê dự kiến lợi nhuận giảm 42,8% trong năm 2023

Đại hội cổ đông thường niên năm 2023 của Công ty Cổ phần Sản xuất và Công nghệ Nhựa Pha Lê (mã chứng khoán: PLP) đã thông qua nhiều nội dung quan trọng như kế hoạch kinh doanh năm 2023, phương án phân bổ lợi nhuận, thay đổi nhân sự…

Công ty Cổ phần Sản xuất & Công nghệ Nhựa Pha Lê tổ chức Đại hội đồng cổ đông 2023. 

Theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2022, doanh thu thuần của công ty đạt 2.857 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2021. Lợi nhuận sau thuế đạt 40,8 tỷ đồng, giảm 64% so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận gộp vẫn duy trì ở mức 20,6% doanh thu. Đồng thời, trong phiên họp, Hội đồng quản trị đề xuất không thực hiện chia cổ tức năm 2022 để tập trung nguồn lực cho hoạt động của công ty.

Về kế hoạch kinh doanh của năm 2023, Nhựa Pha Lê chủ trương duy trì thị phần trong lĩnh vực hạt nhựa Filler Masterbatch – đảm bảo sản lượng tăng trưởng từ 5 -10% so với năm 2022, tiếp tục tìm kiếm và phát triển các sản phẩm mới nhằm mang lại biên lợi nhuận cao hơn bù đắp cho quá trình bão hòa của sản phẩm Filler. Lĩnh vực trọng tâm đầu tư của Nhựa Pha Lê sẽ là các sản phẩm trong lĩnh vực vật liệu xây dựng. Thị trường tiêu thụ chính là thị trường xuất khẩu, trong đó, chú trọng đến thị trường các nước đang phát triển  – đặc biệt là Mỹ.

Về hoạt động đầu tư, Nhựa Pha Lê tiếp tục củng cố, quản trị hiệu quả tại các khoản đầu tư đã thực hiện, từ đó gia tăng lợi nhuận của công ty mẹ, đảm bảo lợi ích cổ đông. Ngoài ra, công ty có thể thực hiện thêm các dự án mới nhằm tận dụng tối đa hiệu quả nguồn vốn khi có cơ hội….

Nhựa Pha Lê
Diễn biến cổ phiếu PLP

Trước tình hình trên, công ty đặt mục tiêu kinh doanh với chỉ tiêu doanh thu thuần đạt 2.300 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 26 tỷ đồng. So với năm 2022, kế hoạch kinh doanh năm 2023 của PLP giảm 19,5% về doanh thu và giảm 42,8% về lợi nhuận sau thuế.

Tính đến 31/3/2023, doanh thu quý 1/2023 đạt gần 639 tỷ đồng giảm 8,56% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế ghi nhận ở mức 9,5 tỷ đồng giảm 42,48% so với quý 1/2022. Như vậy, trong 3 tháng đầu năm, PLP đã hoàn thành 27,8% doanh thu theo kế hoạch đã đề ra.

Cũng tại phiên họp, Đại hội đồng cổ đông đã thông qua việc bầu bổ sung ông Cao Văn Thọ vào Hội đồng quản trị. Được biết, ông Thọ hiện đang là Tổng giám đốc công ty Cổ phần đầu thư PLG Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần thương mại và du lịch Tân Việt An. Ông Thọ đang nắm giữ 317.000 cổ phần của PLP, tương ứng 0,45% vốn điều lệ.

Trên thị trường, trong phiên giao dịch ngày 29/6, cổ phiếu PLP đang ghi nhận ở mức 5.450 đồng/1 cổ phiếu, tương đương vốn hóa trên thị trường đạt 383,6 tỷ đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chứng khoán FPTS giải thích gì về sự cố giao dịch

Chứng khoán FPTS giải thích gì về sự cố giao dịch

Chứng khoán FPT vừa công bố báo cáo sự cố kỹ thuật ảnh hưởng đến dữ liệu giao dịch ngày 16/6, đồng thời thông báo kế hoạch phát hành gần 10 triệu cổ phiếu ESOP, thu hút sự quan tâm từ giới đầu tư...

Cổ phiếu MPC tăng hơn 33% trong 4 phiên

Cổ phiếu MPC tăng hơn 33% trong 4 phiên

Chỉ trong 4 phiên giao dịch, cổ phiếu MPC của Thủy sản Minh Phú đã tăng hơn 33%, gây chú ý mạnh trên thị trường. Sóng tăng diễn ra ngay sau thông tin chia cổ tức tiền mặt và những thay đổi đáng chú ý trong nội bộ doanh nghiệp “vua tôm”...

Dòng tiền lan tỏa, cơ hội ngắn hạn rõ nét

Dòng tiền lan tỏa, cơ hội ngắn hạn rõ nét

Thị trường bật tăng đầu tuần, VN-Index vượt ngưỡng 1.330 điểm với lực kéo từ nhóm dầu khí. Các công ty chứng khoán kỳ vọng đà phục hồi tiếp diễn, hướng vùng kháng cự 1.350 điểm...

Cổ phiếu dầu khí "bùng nổ"

Cổ phiếu dầu khí "bùng nổ"

Thị trường chứng khoán Việt Nam phiên 16/6 chứng kiến làn sóng tăng giá lan rộng, trong đó nổi bật nhất là nhóm cổ phiếu dầu khí đồng loạt tăng trần, thiết lập mặt bằng giá mới sau thời gian dài phân hóa...