Lên sàn chưa được bao lâu, cổ phiếu VNZ đã bị hạn chế giao dịch

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo đưa cổ phiếu VNZ của Công ty cổ phần VNG vào diện hạn chế giao dịch từ ngày 25/5. Theo đó, VNZ chỉ được giao dịch vào phiên thứ Sáu hàng tuần.
Lên sàn chưa được bao lâu, cổ phiếu VNZ đã bị hạn chế giao dịch

HNX cho biết, nguyên nhân khiến cổ phiếu VNZ bị hạn chế giao dịch là do VNG chậm nộp báo cáo tài chính năm 2022 đã quá 45 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải công bố thông tin theo quy định.

Trước đó, vào ngày 31/3, VNG đã công bố thông tin bất thường về việc tạm hoãn công bố thông tin báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022. Phía công ty giải trình lý do, bao gồm báo cáo tài chính công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất là vì VNG đang thực hiện song song báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS).

VNG là tập đoàn công nghệ có hoạt động kinh doanh không chỉ tại Việt Nam mà còn tại nhiều nước khác trên thế giới. VNG hiện có 33 công ty con và công ty liên kết, trong đó 18 công ty và quỹ từ thiện tại Việt Nam và 14 công ty ở nước ngoài (gồm thị trường Đông Nam Á, Hong Kong, Trung Quốc và Australia) với các quy định về kế toán và pháp lý khác nhau.

Vì vậy, để đảm bảo số liệu của báo cáo tài chính thống nhất và đáp ứng chuẩn mực kế toán trong và ngoài nước, phía VNG cho biết cần nhiều thời gian hơn để kiểm tra, đối chiếu, xác nhận thông tin cho báo cáo tài chính.

Cổ phiếu VNZ chính thức niêm yết trên sàn UPCoM từ ngà 5/1/2021 với tổng khối lượng là hơn 35,8 triệu cổ phiếu;  trong đó, 28,7 triệu cổ phiếu đang lưu hành và 7,1 triệu cổ phiếu quỹ. Trong ngày giao dịch đầu tiên VNZ với mức giá tham chiếu là 240.000 đồng/cổ phiếu.

cổ phiếu VNZ
Diễn biến "tàu lượn siêu tốc" của cổ phiếu VNZ trong 3 tháng vừa qua

Tại thời điểm này, cổ phiếu VNZ gây ra nhiều tranh cãi khi đưa ra mức giá tham chiếu 240.000 đồng/cổ phiếu trong khi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp liên tục thua lỗ.

Theo dõi diễn biến của cổ phiếu này các nhà đầu tư càng tăng thêm hoài nghi khi trong khoảng 15 phiên giao dịch đầu tiên VNZ luôn trong tình trạng không có giao dịch. Bước sang đầu tháng 2, VNZ ghi nhận những giao dịch đầu tiên với thanh khoản 100 – 300 cổ phiếu/ phiên.

Qua nhiều phiên tăng trần liên tiếp, ngày 15/2, cổ phiếu VNZ gây “sốc” với nhà đầu tư khi ghi nhận mức giá 1,358 triệu đồng/cổ phiếu, gấp 5,65 lần so với mức giá chào sàn. Sau đó VNZ cũng có những điều chỉnh, hiện đang giao dịch ở mức 769.000 đồng/cổ phiếu, vẫn duy trì “vị trí” cổ phiếu có giá cao nhất lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, những cổ phiếu có đà tăng “thần tốc” như VNZ sẽ gây rủi ro lớn cho nhà đầu tư. Nhất là trong bối cảnh kết quả kinh doanh của VNG liên tiếp ghi nhận con số âm.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất tự lập quý 1/2023, VNG ghi nhận doanh thu thuần 1.852 tỷ đồng và lợi nhuận gộp 847 tỷ đồng, lần lượt tăng 11% và 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Sau khi trừ đi các chi phí, tổ VNG lỗ trước thuế 43 tỷ đồng và lỗ ròng 90 tỷ đồng sau thuế trong đó lỗ sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ là 40,5 tỷ đồng.

Trước đó, năm 2022, VNG cũng lỗ 1.315 tỷ đồng; lỗ sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ ở mức 858 tỷ đồng, mức lỗ kỷ lục trong lịch sử hoạt động của VNG. Đây không những là số lỗ kỷ lục mà còn là lần đầu tiên cả 3 chỉ tiêu này đều ở mức âm trong lịch sử hoạt động của công ty.

Thanh khoản của cổ phiếu VNZ cũng luôn ở mức thấp nên nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu VNZ muốn bán ra sẽ là một điều đáng ngại. Căn cứ vào tình hình giao dịch hiện tại chỉ giao dịch vài trăm đơn vị/phiên thì thời gian “thoát được hàng” cũng khá lâu. Tỉ lệ free-float thấp VNZ có khả năng biến động lớn, nên đồng nghĩa với rủi ro cao khi giá cổ phiếu có thể dễ dàng bị thao túng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

"Bán tháng 5" hay ngược sóng thị trường?

"Bán tháng 5" hay ngược sóng thị trường?

Trong bối cảnh thị trường chưa thực sự ổn định và nhiều yếu tố ngoại lực còn tiềm ẩn rủi ro, giới phân tích khuyến nghị nhà đầu tư nên duy trì thế phòng thủ, thận trọng trong phân bổ vốn và ưu tiên nhóm cổ phiếu có nền tảng cơ bản vững chắc...

VN-Index đang trên đà chinh phục 1.320 điểm

VN-Index đang trên đà chinh phục 1.320 điểm

VN-Index tiếp tục đà hồi phục mạnh mẽ, vượt mốc 1.300 điểm trong phiên 14/5 và đang dần áp sát vùng cản kỹ thuật 1.320–1.340 điểm, tuy nhiên, đà tăng này cũng tiềm ẩn những rung lắc khi thị trường tiệm cận vùng kháng cự mạnh, báo hiệu khả năng điều chỉnh ngắn hạn trong các phiên tới...

Khi cổ tức vượt xa thị giá, ai là những "ông vua” hào phóng?

Khi cổ tức vượt xa thị giá, ai là những "ông vua” hào phóng?

Trong khi phần lớn cổ phiếu trên thị trường èo uột về thanh khoản và lợi nhuận, loạt cái tên tưởng như bị lãng quên như May Phan Thiết, Mai táng Hải Phòng hay Cơ khí Phổ Yên lại “ghi điểm” với mức cổ tức lên đến hàng trăm phần trăm bằng tiền mặt...

VN-Index có thể vẫn giữ được quán tính tăng

VN-Index có thể vẫn giữ được quán tính tăng

Thị trường chứng khoán mở đầu tuần mới đầy khởi sắc khi VN-Index tăng gần 16 điểm, vượt qua vùng giá cao nhất kể từ đầu tháng 4 và tiến sát mốc tâm lý 1.300 điểm, tuy nhiên giới phân tích cảnh báo thị trường sẽ tiếp tục rung lắc và phân hóa trong ngắn hạn, đặc biệt tại những vùng kháng cự mạnh...

VN-Index hướng tới vùng mục tiêu 1.275 – 1.313 điểm

VN-Index hướng tới vùng mục tiêu 1.275 – 1.313 điểm

Thị trường đã có tuần giao dịch đầu tháng 5 đầy khởi sắc, lấy lại gần như toàn bộ mức giảm mạnh trong tháng 4 nhờ loạt thông tin tích cực từ diễn biến đàm phán thương mại, dù vậy, áp lực đang dần hiện hữu, khiến xu hướng sắp tới được dự báo sẽ giằng co hơn khi chỉ số tiến gần mốc 1.300 điểm...