Lợi nhuận bán niên Kinh Bắc “bốc hơi” hơn 90%, tài sản phình to nhờ gửi tiền ngân hàng

Kết thúc 6 tháng đầu năm, Kinh Bắc đạt 1.044 tỷ đồng doanh thu thuần và gần 1.921 tỷ đồng lãi ròng, tương ứng giảm 77% và 92% so với nửa đầu năm 2023. Trong đó, doanh thu cho thuê đất và cơ sở hạ tầng giảm mạnh từ hơn 4.541 tỷ về hơn 531 tỷ đồng...

Lợi nhuận bán niên Kinh Bắc “bốc hơi” hơn 90%, tài sản phình to nhờ gửi tiền ngân hàng

Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (mã chứng khoán: KBC) vừa công bố báo cáo tài chính quý 2/2024 với nhiều điểm đáng lưu ý. Cụ thể, công ty đã mang về doanh thu thuần đạt gần 892 tỷ đồng và lợi nhuận ròng 237 tỷ đồng, lần lượt giảm 62% và 76% so với cùng kỳ năm trước.

Giải trình về lợi nhuận giảm, “ông lớn” khu công nghiệp miền Bắc cho biết nguyên nhân là do trong kỳ công ty giảm ghi nhận doanh thu từ hoạt động kinh doanh khu công nghiệp so với cùng kỳ. Ngoài ra, doanh thu hoạt động tài chính cũng giảm 20%, còn hơn 109 tỷ đồng.

Điểm sáng trong kỳ là việc Kinh Bắc cắt giảm tổng chi phí xuống còn 221 tỷ đồng, giảm 56%. Cùng với đó, lợi nhuận khác đạt gần 34 tỷ đồng, tuy nhiên khoản đột biến này không được công ty thuyết minh.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, Kinh Bắc đạt 1.044 tỷ đồng doanh thu thuần và gần 1.921 tỷ đồng lãi ròng, tương ứng giảm 77% và 92% so với nửa đầu năm 2023. Trong đó, doanh thu cho thuê đất và cơ sở hạ tầng giảm mạnh từ hơn 4.541 tỷ về hơn 531 tỷ đồng.

Năm 2024, KBC đặt mục tiêu với tổng doanh thu hợp nhất đạt 9.000 tỷ đồng và lãi sau thuế 4.000 tỷ đồng, lần lượt tăng 47% và 80% so với thực hiện 2023. So với kế hoạch, ông lớn khu công nghiệp này mới thực hiện được 14% mục tiêu doanh thu và còn cách rất xa mục tiêu lãi sau thuế khi mới đi được 5% sau 6 tháng.

Điểm đáng chú ý là tổng tài sản Kinh Bắc tại ngày 31/6/2024 đạt gần 40.904 tỷ đồng, tăng 22% so với đầu năm. Trong đó, tiền gửi tại ngân hàng tăng đột biến lên hơn 6.900 tỷ đồng, gấp 8,3 lần đầu năm, chiếm 17% tổng tài sản và đang đầu tư ngắn hạn vào Công ty TNHH MTV Khách sạn Hoa Sen gần 1.855 tỷ đồng.

Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn với hơn 12.887 tỷ đồng, tăng 5%; tập trung chủ yếu tại dự án Khu công nghiệp và khu đô thị Tràng Cát (gần 8.311 tỷ đồng), Khu đô thị Phúc Ninh (gần 1.117 tỷ đồng), Khu công nghiệp và dân cư Tân Phú Trung (hơn 1.002 tỷ đồng), Nhà ở xã hội thị trấn Nếnh (hơn 754 tỷ đồng), Khu công nghiệp Nam Sơn Hạp Lĩnh (gần 656 tỷ đồng).

Chi phí xây dựng cơ bản dở dang cũng ghi nhận tăng 80% lên hơn 767 tỷ đồng, chủ yếu tăng mạnh ở Khu ngoại giao đoàn Hà Nội (234 tỷ đồng).

Nợ phải trả của Kinh Bắc cũng phình to lên gần 20.492 tỷ đồng, tăng 55% so với đầu năm, do công ty có khoản nhận cọc dài hạn gần 5.703 tỷ đồng, gấp 285 lần đầu năm. Vay nợ tài chính cũng tăng lên 4.900 tỷ đồng, tăng 34% và chiếm 24% tổng nợ.

Theo Kinh Bắc ước tính, diện tích cho thuê đất khu công nghiệp trong năm 2024 khoảng 150 ha, đến từ Khu công nghiệp Nam Sơn Hạp Lĩnh, Khu công nghiệp Quang Châu, Khu công nghiệp Tân Phú Trung, các cụm công nghiệp ở Hưng Yên, Long An và Khu công nghiệp Tràng Duệ 3.

Bên cạnh đó, có một số dự án khu đô dự kiến được ghi nhận doanh thu, lợi nhuận trong năm và các khu công nghiệp mới như Khu công nghiệp Lộc Giang, các cụm công nghiệp Long An có thể được đưa vào kinh doanh từ cuối năm 2024. Tuy nhiên, hoạt động cho thuê đất khu công nghiệp của doanh nghiệp có phần chậm lại trong nửa đầu năm.

Trong báo cáo cập nhật mới đây, Chứng khoán Vietcap cho biết lượng bàn giao đất khu công nghiệp của Kinh Bắc giảm đáng kể xuống 15 ha trong nửa đầu năm 2024 (so với 132 ha trong nửa đầu năm 2023) vì quỹ đất có thể sẵn sàng cho thuê hạn chế, trong khi các dự án khu công nghiệp sắp tới vẫn chưa được khởi công.

Trong nửa đầu năm 2024, ông lớn này ghi nhận doanh số bất động sản mới vào khoảng 17 ha tại Khu công nghiệp Nam Sơn Hạp Lĩnh, trong đó có 14 ha từ Foxconn và 3 ha từ Talway.

Nhóm phân tích ước tính doanh số bán hàng chưa ghi nhận vào cuối quý 2 của Kinh Bắc là 39 ha, trong đó có 33 ha từ Khu công nghiệp Nam Sơn Hạp Lĩnh và 6 ha từ Khu công nghiệp Quang Châu. Trong khi đó, quỹ đất công nghiệp có thể cho thuê còn lại của doanh nghiệp trong số các Khu công nghiệp đang hoạt động, bao gồm Khu công nghiệp Nam Sơn Hạp Lĩnh và Tân Phú Trung, là khoảng 167 ha tính đến cuối quý 2.

Các dự án khu đô thị trọng điểm của Kinh Bắc gồm Tràng Cát (Hải Phòng) và Phúc Ninh (Bắc Ninh) không có tiến triển nào mới trong quý 2/2024. Trong khi đó, Khu công nghiệp Tràng Duệ 3 vẫn đang chờ Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư.

anh-chup-man-hinh-2024-08-01-luc-183320-6029.png
Diễn biến cổ phiếu KBC trong thời gian qua

Với diễn biến tiêu cực từ tình hình kinh doanh, đóng cửa phiên giao dịch đầu tháng 8/2024, cổ phiếu KBC hiện ghi nhận ở mức 26.000 đồng/cổ phiếu, giảm 4,8% so với phiên trước và "bốc hơi" hơn 28% thị giá so với thời điểm cuối tháng 3/2024. Theo đó, vốn hóa của "ông lớn" bất động sản khu công nghiệp này ước tính đạt 20.000 tỷ đồng.

Xem thêm

Các "ông lớn" bán lẻ đua báo lãi khủng

Các "ông lớn" bán lẻ đua báo lãi khủng

Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ - tiêu dùng đã công bố báo cáo tài chính quý 2/2024 cho thấy, đa phần các doanh nghiệp đều ghi nhận mức tăng trưởng tích cực cả về doanh thu và lợi nhuận so với cùng kỳ…

Doanh nghiệp hàng không: Chuyển mình sau cơn bão

Doanh nghiệp hàng không: Chuyển mình sau cơn bão

Nhóm ngành hàng không có thể tiếp tục phục hồi nhờ nhu cầu du lịch và vận chuyển hàng hóa tăng. Việc tăng trần giá vé máy bay nội địa giúp các hãng hàng không bù đắp chi phí đầu vào. Bên cạnh đó, triển vọng dài hạn còn được hỗ trợ bởi sân bay Long Thành...

Phục hồi mạnh mẽ, ngành thép sẵn sàng đón sóng tăng

Phục hồi mạnh mẽ, ngành thép sẵn sàng đón sóng tăng

Sau thời gian gặp khó khăn, ngành thép đang phục hồi mạnh mẽ bởi sự khởi sắc của thị trường bất động sản và đầu tư cơ sở hạ tầng, mở ra triển vọng tăng trưởng đầy hứa hẹn trong các quý còn lại của năm 2024…

Ngành điện vẫn chìm trong “bóng tối”

Ngành điện vẫn chìm trong “bóng tối”

Tính đến thời điểm hiện tại, nhiều doanh nghiệp ngành điện đã công bố báo cáo tài chính quý 2/2024. Trong đó, phần lớn các công ty đều phải đối mặt với sự sụt giảm mạnh về cả doanh thu và lợi nhuận. Điều này phản ánh rõ những thách thức và khó khăn mà ngành điện đang phải đương đầu…

Có thể bạn quan tâm

VN-Index sẽ tiếp tục tích lũy và hồi phục nhẹ

VN-Index sẽ tiếp tục tích lũy và hồi phục nhẹ

Việc xuất hiện lực cầu gia tăng khi chỉ số quay về vùng 1.250-1.260 điểm cho thấy đây là mốc hỗ trợ đáng tin cậy của thị trường trong ngắn hạn. Chỉ số VN-Index sẽ tiếp tục tích lũy và hồi phục nhẹ với kháng cự gần nhất là vùng 1.280 điểm...

2025 sẽ đầy thử thách với kinh tế và chứng trường Việt Nam

2025 sẽ đầy thử thách với kinh tế và chứng trường Việt Nam

Nửa đầu năm 2025, thị trường chứng khoán Việt Nam dự báo sẽ đối mặt với nhiều biến động do tăng trưởng GDP có thể chậm lại và đồng VND chịu áp lực. Tuy nhiên, triển vọng tích cực hơn được kỳ vọng vào cuối năm khi các yếu tố này có thể đảo chiều, mở ra cơ hội phục hồi...

Chứng khoán Mỹ phục hồi sau dữ liệu lạm phát

Chứng khoán Mỹ phục hồi sau dữ liệu lạm phát

Chứng khoán Mỹ đã tăng điểm vào thứ Sáu khi báo cáo lạm phát mới và bình luận từ các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã làm dịu bớt lo ngại về tình hình tăng lãi suất vào năm sau…