London trở lại "ngôi vương" của chứng khoán châu Âu

Thủ đô London của Vương quốc Anh, đã giành lại "vương miện" là trung tâm giao dịch chứng khoán số một của châu Âu sau chiến thắng mang tính biểu tượng trước thủ đô Amsterdam của Hà Lan.
London trở lại "ngôi vương" của chứng khoán châu Âu

Theo số liệu của sàn giao dịch chứng khoán Cboe Europe, vượt qua các hạn chế của Liên minh châu Âu (EU) sau khi Anh rời EU, được gọi là Brexit, London ghi nhận mức giao dịch cổ phiếu trung bình 8,9 tỷ euro/ngày (hơn 10 tỷ USD/ngày) trong tháng 6, so với 8,8 tỷ euro tại Amsterdam. Giá trị giao dịch cổ phiếu tại Amsterdam đạt 9,4 tỷ euro/ngày trong tháng 5, so với khoảng 8,7 tỷ euro tại London.

Hồi tháng 1, London đã nhường ngôi trung tâm giao dịch chứng khoán lớn nhất châu Âu cho Amsterdam sau khi hàng loạt giao dịch bị buộc phải chuyển khỏi thành phố này do lệnh cấm giao dịch cổ phiểu của EU bên ngoài khối.

Việc giành lại ngôi đầu của London là nhờ vào việc cổ phiếu của Thụy Sỹ đã được giao dịch trở lại tại đây sau khi Anh hủy lệnh cấm giao dịch đối với cố phiếu trên toàn EU được áp dụng từ năm 2019.

Ông Alberto Tocchio từ công ty tài chính Kairos Partners cho biết sự trở lại của giao dịch cổ phiếu Thụy Sỹ đã giúp lật ngược tình thế, và cho rằng London sẽ sớm lấy lại vị thế trung tâm giao dịch châu Âu và toàn cầu, và có thể dễ dàng hưởng lợi từ việc thoát khỏi các quy định hạn chế của EU.

Mặc dù London đã trở lại ngôi đầu, số liệu từ Cboe Europe cho thấy khoảng cách giữa London và Amsterdam đã thu hẹp hơn nhiều so với trước Brexit. Tháng 12/2020, khối lượng giao dịch cổ phiếu của London đứng ở mức 14,3 tỷ euro so với 2,2 tỷ euro của Amsterdam.

Anh Quốc hiện đang tìm cách thúc đẩy quan hệ giữa London với các thị trường toàn cầu khác trong bối cảnh nước này có thể không đạt được một thỏa thuận tài chính hậu Brexit với EU.

Phát biểu tại Mansion House, một sự kiện thường niên của Bộ trưởng Tài chính Anh, Bộ trưởng Rishi Sunak ngày 1/7 đưa ra kế hoạch tăng sức cạnh tranh của London sau khi Anh từ bỏ hy vọng EU sẽ cho nước này tiếp cận các thị trường của khối. Bộ trưởng Sunak cho rằng Brexit đã mang lại cho London quyền tự do để làm những điều khác biệt và tốt hơn.

Phát biểu của ông Sunak là dấu hiệu cho thấy Anh đã chuyển từ chờ đợi Brussels cấp quyền tiếp cận thị trường cho các công ty của nước này sang tìm cách tăng cường quan hệ đối tác với các thị trường bên ngoài EU.

Trong một tài liệu được công bố ngày 1/7 tại Mansion House dưới tiêu đề "Một chương mới cho dịch vụ tài chính", Chính phủ Anh đã xây dựng kế hoạch thúc đẩy quan hệ dịch vụ tài chính với các thị trường mới nổi lớn như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil.

Tài liệu này cũng đưa ra các tham vấn có thể dẫn tới việc nới lỏng hàng loạt quy định trước Brexit được thiết kế để kiểm soát hoạt động thương mại, nhiều trong số đó được cho là ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường vốn do các thủ tục quan liêu.

Giám đốc điều hành công ty tư vấn tài chính Stanhope Capital, Daniel Pinto, cho rằng Anh cần hiện đại hóa môi trường pháp lý để lấy lại vị trí trung tâm toàn cầu về nghiên cứu cổ phần của các công ty nhỏ.

Xuất khẩu dịch vụ tài chính mang lại 56 tỷ bảng (hơn 77 tỷ USD) cho nền kinh tế Anh. Một khảo sát của tập đoàn Ernst & Young vào tháng 6 cho thấy Anh vẫn là địa chỉ đầu tư dịch vụ tài chính hấp dẫn nhất châu Âu.

TTXVN

Xem thêm

“Nóng” cuộc đua tăng vốn tại các công ty chứng khoán

“Nóng” cuộc đua tăng vốn tại các công ty chứng khoán

Thị trường chứng khoán giao dịch sôi động với thanh khoản trung bình lên đến gần 20.000 tỷ đồng/phiên đã đẩy nhu cầu vốn tăng cao khiến tình trạng margin đang rơi vào tình trạng “căng cứng” đòi hỏi các CTCK phải không ngừng bổ sung năng lực tài chính.

Có thể bạn quan tâm

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Tiền điện tử chứng kiến đà sụt giảm mạnh trong phiên khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao đã gây áp lực lên nhóm các tài sản rủi ro…

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Dù còn phải đối mặt với nhiều biến động, nhưng triển vọng giá bạc được các chuyên gia dự đoán sẽ tăng mạnh trong năm tới nhờ nhu cầu công nghiệp và nguồn cung hạn chế…