Louis Vuitton, Prada và Cartier liên minh dự án Aura Blockchain chống hàng giả

Louis Vuitton, Prada và Cartier đang cùng hợp tác để cung cấp giải pháp blockchain. Một dự án công nghệ không chỉ giúp đỡ các thương hiệu chống lại hàng nhái mà còn giúp người tiêu dùng tự tin hơn khi mua sắm sản phẩm.

Theo Bloomberg, liên minh các thương hiệu thời trang xa xỉ nhất thế giới - Louis Vuitton, Prada và Cartier - mới đây cho biết trong một tuyên bố chung rằng họ đang tiến hành dự án Aura Blockchain để cung cấp giải pháp hỗ trợ công nghệ chuỗi khối cho tất cả các thương hiệu cao cấp, đảm bảo với khách hàng về tính xác thực và truy xuất nguồn gốc sản phẩm một cách minh bạch. Dự án blockchain của ba ông trùm ngành thời trang này được gọi là Aura Blockhain sẽ được mở rộng cho các thương hiệu khác trong ngành thời trang tham gia. Hy vọng của họ là blockchain sẽ giúp đơn giản hóa việc xác thực sản phẩm và chống lại tệ nạn làm hàng giả, hàng nhái.

Aura Blockchain

Các thương hiệu thời trang xa xỉ như tập đoàn LVMH (sở hữu Dior, Louis Vuitton), Richemont (Cartier, Piaget), và Prada Group (Prada, Miu Miu) thường phải đối mặt với rủi ro mất hàng tỷ USD doanh thu vào tay thị trường hàng giả. Theo công ty nghiên cứu Frontier Economics, hoạt động buôn bán hàng giả trên toàn cầu sẽ đạt 991 tỷ USD vào năm 2022, gần gấp đôi con số của năm 2013. Ước tính này bao gồm hàng xa xỉ, sản phẩm tiêu dùng và các danh mục khác như dược phẩm.

Trong một cuộc phỏng vấn, Giám đốc điều hành LVMH Antonio Belloni nói rằng công nghệ chuỗi khối blockchain là phương thức kỹ thuật số để xác nhận giao dịch bằng cách cung cấp các chứng chỉ bảo đảm hàng thật được mã hóa cho sản phẩm. Ngoài ra, các đối thủ sẽ không truy cập được dữ liệu khách hàng được mã hóa trên blockchain. “Niềm tin là chìa khóa duy nhất mà ngành công nghiệp chúng tôi hình thành và cũng là điều chúng tôi thực sự muốn gìn giữ”, ông Belloni nói.

LV

Louis Vuitton hợp tác với các nhãn hiệu xa xỉ khác trong dự án Aura Blockchain để chống lại hàng giả.

Ở thương hiệu Hublot thuộc tập đoàn LVMH, Aura Blockchain được sử dụng để xác minh nguồn gốc hàng hóa. Ví dụ, một chiếc đồng hồ Hublot bán ra vào ngày X tháng Y cho khách hàng A. Cuộc giao dịch này được ghi chép ở chuỗi blockchain. Trong tương lai, nếu khách hàng này có tặng chiếc đồng hồ này đi, hay bán sang tay nó, thì giao dịch với Hublot vẫn được ghi chú trong mã bảo mật của hệ thống Aura Blockchain. Chủ sở hữu mới có thể dễ dàng đưa đồng hồ Hublot đi bảo trì.

Ở Cartier, Aura Blockchain được dùng để giúp với việc đổi trả hàng. Ví dụ, nếu người dùng không thích sản phẩm mình vừa mua, họ có thể trả hàng cho Cartier. Họ sẽ chụp một tấm hình cho Cartier để minh chứng chất lượng sản phẩm trước khi trả hàng. Nếu có bất kỳ xây xát nào xảy ra với sản phẩm, Cartier sẽ biết rằng đó là lỗi của bên vận chuyển chứ không phải của khách hàng.

Tập đoàn LVMH, Richemont và Prada cho biết sẽ mở rộng Aura Blockchain để các đối tác khác có thể tham gia sử dụng. Công nghệ bảo mật của Aura Blockchain cho phép các đối thủ cạnh tranh khó lòng theo dõi thông tin của nhau.

Có thể bạn quan tâm

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...