Microsoft ủng hộ chính phủ Úc sau khi Google dọa rút công cụ tìm kiếm

Microsoft đã lên tiếng ủng hộ chính phủ Úc sau khi Google đe doạ sẽ rút công cụ tìm kiếm của mình khỏi nước này.
Microsoft ủng hộ chính phủ Úc sau khi Google dọa rút công cụ tìm kiếm

Vào tháng trước, Google đã đưa ra lời đe dọa rời khỏi Úc sau khi chính phủ nước này đề xuất một đạo luật mới buộc “gã khổng lồ” công nghệ phải trả tiền cho các nhà xuất bản tin tức để có quyền liên kết đến nội dung của họ.

“Có một điều rõ ràng là trong khi các công ty công nghệ khác đôi khi đưa ra lời đe dọa rời khỏi Úc, thì Microsoft sẽ không bao giờ làm [đe doạ] như vậy”, Brad Smith, chủ tịch của Microsoft, nhấn mạnh trong một tuyên bố.

"Chúng tôi cam kết hỗ trợ an ninh quốc gia và thành công kinh tế của đất nước."

Theo công ty phân tích web StatCounter, Google hiện đang thống trị mảng tìm kiếm tại Úc, chiếm 94,5% thị phần, trong khi Bing của Microsoft chỉ chiếm 3,6%. Do vậy, Microsoft sẽ đạt được thuận lợi nếu căng thẳng giữa Google và chính phủ Úc ngày càng leo thang. 

Ông Brad Smith cũng tiết lộ rằng ông và Giám đốc điều hành Satya Nadella đã nói chuyện với Thủ tướng Úc Scott Morrison vào tuần trước, người gần đây đã tuyên bố “sẽ không bị suy chuyển bởi các mối đe dọa”.

Microsoft hiểu rằng lĩnh vực truyền thông, báo chí vì lợi ích công hiện đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ kỷ nguyên kỹ thuật số, bao gồm việc thay đổi mô hình kinh doanh và phát triển sở thích của người tiêu dùng. Đó là lý do vì sao Microsoft từ lâu đã hỗ trợ các nỗ lực của Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Úc (ACCC) để phân tích những vấn đề này và đề xuất các giải pháp hàng đầu thế giới.”

Theo dự thảo kế hoạch từ chính phủ, Úc sẽ thông qua các đạo luật nhằm yêu cầu các công ty công nghệ thương lượng thanh toán với các nhà xuất bản và đài truyền hình địa phương cho nội dung có trong kết quả tìm kiếm hoặc nguồn cấp tin tức. Nếu họ không thể đạt được thỏa thuận, một trọng tài do chính phủ chỉ định sẽ quyết định mức giá.

Đạo luật này được cho là nhắm mục tiêu cụ thể vào Google và Facebook - 2 công ty nhận được doanh thu lớn hơn nhiều từ việc hiển thị quảng cáo kỹ thuật số cùng với các tin tức báo chí so với Microsoft.

Google đã vận động lobby mạnh mẽ để chống lại đạo luật, gọi đó là “không hợp lý” và “không thể thực hiện”.

Mel Silva, giám đốc điều hành của Google Australia và New Zealand, đã nói với ủy ban của Thượng viện Australia vào tháng trước rằng: “Cùng với rủi ro hoạt động và tài chính không thể quản lý nếu đạo luật này thành hiện thực, nó sẽ không cho chúng tôi lựa chọn thực sự nào khác ngoài việc dừng toàn bộ hoạt động tìm kiếm (search) tại Úc. ”

Nhưng ông Brad Smith lại có ý kiến trái ngược: “Điều luật đang nỗ lực [một cách hợp lý] để giải quyết sự mất cân bằng trong khả năng thương lượng giữa các nền tảng kỹ thuật số và các doanh nghiệp tin tức của Úc”.

“Nó cũng ghi nhận vai trò quan trọng của tìm kiếm, không chỉ đối với người tiêu dùng mà còn đối với hàng ngàn doanh nghiệp nhỏ của Úc đang dựa vào công nghệ tìm kiếm và quảng cáo để tài trợ và hỗ trợ đơn vị của họ,” ông nói thêm. “Mặc dù Microsoft không nằm trong nhóm phải tuân theo đạo luật trên, nhưng chúng tôi sẵn sàng tuân theo các quy tắc này nếu chính phủ chỉ định.” 

Nguồn: CNBC

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…