Mỹ cân nhắc cảnh báo công dân tới Trung Quốc sau vụ bắt cựu nhân viên ngoại giao Canada

Sau vụ Trung Quốc đã bắt giữ cựu nhân viên ngoại giao Canada Michael Kovrig, hành động bị coi là trả thù cho việc bắt giữ giám đốc tài chính của Huawei. Phía Mỹ đã tuyên bố xem xét đưa ra cảnh báo tới
Mỹ cân nhắc cảnh báo công dân tới Trung Quốc sau vụ bắt cựu nhân viên ngoại giao Canada

Động thái này đẩy mối quan hệ giữa hai nước xấu đi nhanh chóng, xóa tan nỗ lực giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đồng ý về thỏa thuận "ngừng bắn" trong cuộc chiến tranh thương mại tại Argentina ngày 1/12.

Theo Reuters, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đang xem xét đưa ra lời khuyên cho các giám đốc điều hành doanh nghiệp Mỹ và các khách du lịch khác. "Hoa Kỳ lo ngại bởi thông tin công dân Canada đã bị giam giữ tại Trung Quốc", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, Robert Palladino nói với phóng viên hôm 11/12. "Chúng tôi đã kêu gọi Trung Quốc chấm dứt mọi hình thức giam giữ tùy tiện và tôn trọng các biện pháp bảo vệ và tự do của tất cả các cá nhân theo các cam kết lãnh sự và nhân quyền quốc tế của Trung Quốc."

Phía International Crisis Group (Tổ chức khủng hoảng quốc tế), nơi Kovrig làm việc cho biết, "Chúng tôi đang làm mọi cách có thể để đảm bảo quyền lợi của Michael Kovrig." Là một cố vấn cấp cao về Đông Bắc Á, Kovrig đã làm việc tại tổ chức này từ năm 2017 và sống ở Hồng Kông.

Phía Canada cũng xác nhận rằng biết rằng một công dân Canada đã bị giam giữ tại Trung Quốc, nhưng không cung cấp thông tin chi tiết về cụ thể. Vị quan chức này phát biểu rằng ông "quan ngại sâu sắc", nhưng cũng nói thêm rằng "không có dấu hiệu rõ ràng nào vào lúc này" rằng việc giam giữ công dân Canada có liên quan đến vụ bắt giữ CFO của Huawei. Các quan chức Canada đã bày tỏ các quan ngại của họ tới phía Trung Quốc.

Huawei bị cáo buộc vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ tại Iran từ năm 2009 đến 2014 thông qua công ty liên kết Skycom Tech có trụ sở tại Hồng Kông. Các lệnh trừng phạt của Mỹ cấm các tổ chức tài chính thực hiện bất kỳ giao dịch nào ở Iran. Theo tài liệu truy tố của Mỹ, bà Meng Wanzhou bị cáo buộc đã gian dối về mối quan hệ của Huawei với Skycom, nói rằng các công ty không liên quan. Do đó, ít nhất 100 triệu USD đã được giao dịch qua Skycom.

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...