Mỹ chính thức rút khỏi INF, quyết triển khai tên lửa tầm trung ở châu Á chống Trung Quốc

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố, Mỹ đã thực hiện một bước ngoặt chính trị lớn, chính thức rút khỏi hiệp ước cấm phổ biến tên lửa hạt nhân tầm gần và tầm trung với Nga ở châu Âu.
Mỹ chính thức rút khỏi INF, quyết triển khai tên lửa tầm trung ở châu Á chống Trung Quốc

Hiệp định kiểm soát vũ khí hạt nhân được ký kết năm 1987, còn gọi là Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), cấm hai bên phát triển và triển khai các tên lửa hạt nhân mặt đất tầm ngắn và tầm trung trên chiến trường châu Âu.

Theo Reuters, các quan chức cao cấp chính quyền Mỹ cáo buộc Nga triển khai nhiều tiểu đoàn tên lửa đạn đạo - hành trình trên khắp đất nước, vi phạm nghiêm trọng INF. Washington cho rằng những tên lửa (Iskander) Nga có khả năng tấn công các mục tiêu quan trọng của châu Âu.

Matxcơva phủ nhận tất cả cáo buộc, khẳng định những tên lửa của Nga nằm ngoài các quy định của hiệp ước INF, tuyên bố Mỹ đưa ra những lý do giả tạo nhằm thoát khỏi một hiệp ước mà Washington muốn hủy bỏ để có thể phát triển những loại vũ khí mới.

Bộ Ngoại giao Nga xác nhận, hiệu lực của Hiệp ước INF đã chấm dứt theo động thái hủy bỏ trách nhiệm ​​của Mỹ kể từ ngày 02.08.2019. Moscow cũng kêu gọi Mỹ ra lệnh hoãn triển khai tên lửa hạt nhân tầm trung ở châu Âu để không làm căng thẳng tình hình.

Trong một diễn biến khác, khi Mỹ không còn bị cản trở về khả năng phát triển các tên lửa tầm trung và tầm gần bởi Hiệp định INF, Bộ trưởng Mark Esper cho biết Mỹ ủng hộ ý tưởng triển khai tên lửa tầm trung trên khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Trong chuyến công du tới Úc, ông Esper Esper nói “Vâng, tôi muốn điều này” với các phóng viên, khi được hỏi liệu ông có xem xét việc triển khai các tên lửa tầm trung tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương hay không?.

Lãnh đạo Lầu Năm Góc cho biết, Mỹ muốn hiện thực hóa ý tưởng này “với khả năng sớm hơn thay vì muộn hơn”, nhưng từ chối cho thời gian biểu chi tiết. Điều đó được hiểu là Washington đã có kế hoạch triển khai tên lửa tầm trung ở khu vực Ấn Đô – Thái Bình Dường và có thể hiện thực hóa.

Ông nói: “Tôi thích tháng hơn ... nhưng những vấn đề này có xu hướng mất nhiều thời gian hơn mong đợi”. Ông Esper đã phát biểu những quan điểm này sau khi Mỹ chính thức rút khỏi INF ngày 02.08.2019.

Hiệp ước INF được ký năm 1987 trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, quy định cấm tất cả các tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân, phóng trên đất liền có tầm bắn từ 500km đến 5.500km cùng các hệ thống phóng đạn.

Trong những năm gần đây, Washington và Moscow thường xuyên cáo buộc lẫn nhau đang vi phạm hiệp ước. Mỹ quyết định đình chỉ nghĩa vụ đối với hiệp định INF vào tháng 02.2019. Nga đáp trả bằng quyết định tương tự vài tháng sau đó.

Mark Esper, được Tổng thống Donald Trump ký quyết định bổ nhiệm vị trí Bộ trường Quốc phòng tuần trước, tuyên bố Washington dốc toàn lực phát triển các loại tên lửa mặt đất mới sau khi rời khỏi INF.

Trước đó, ông từng nhấn mạnh rằng, Mỹ phải xây dựng các căn cứ quân sự mới và tăng cường vị thế và sức mạnh của các lực lượng trên khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, chống lại sự bành trướng của Trung Quốc.

Bắc Kinh nhiều lần lên án vị thế và các hoạt động quân sự của Washington trong khu vực  cũng thực sự cảm thấy thất vọng khi Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố, những kế hoạch của Mỹ nhằm tiếp tục phát triển và triển khai các tên lửa tầm trung, “sẽ làm suy yếu nghiêm trọng sự cân bằng và ổn định chiến lược toàn cầu, đe dọa hòa bình và an ninh” khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

RT

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…