Mỹ thất bại lần thứ hai thử nghiệm tên lửa siêu thanh AGM-183A

Ngày 28/7, lần phóng thử nghiệm thứ hai tên lửa siêu thanh mới nhất của Không quân Mỹ thất bại do các vấn đề kỹ thuật - Bộ Tư lệnh Không quân Mỹ cho biết trong một thông cáo báo chí.

Theo thông báo, Lực lượng Không quân tiến hành chuyến bay thử nghiệm lần thứ 2 Vũ khí phản ứng nhanh (ARRW) AGM-183A phóng trên không.

Thông cáo báo chí ngày 29/7 cho biết, tên lửa siêu thanh đã không bay đi sau khi tách rời khỏi phương tiện mang là máy bay ném bom B-52.

“Mặc dù tên lửa không đáp ứng được tất cả các mục tiêu đặt ra cho lần phóng thứ hai, nhưng cuộc thử nghiệm chứng minh một số sự kiện lần đầu tiên, do chương trình tiếp tục được định hướng khả năng phát triển và sản xuất vũ khí siêu thanh đầu những năm 2020”.

Tên lửa tách khỏi máy bay và thực hiện thành công trình tự phóng, bao gồm thu nhận tín hiệu GPS, ngắt kết nối và chuyển điện nguồn từ máy bay sang trạm nguồn trong tên lửa. Tên lửa siêu thanh cũng thể hiện khả năng hoạt động của cánh ổn định và các hoạt động cơ động tránh va chạm, đảm bảo an toàn cho phi hành đoàn.

Tuy nhiên, sau khi tên lửa phân tách khỏi máy bay an toàn, động cơ tên lửa đã không khởi động.

Nhóm phát triển tên lửa ARRW sẽ tiếp tục nhanh chóng chế tạo các nguyên mẫu thử nghiệm khác, đáp ứng yêu cầu tuyệt đối đảm bảo an toàn cho phi hành đoàn và thiết bị, cân đối giữa sự thận trọng tránh rủi ro và yêu cầu phát triển nhanh chóng của chương trình.

Thiếu tướng Heath Collins, Giám đốc Điều hành Chương trình Vũ khí của Lực lượng Không quân nói: “Phát triển những tên lửa đầu tiên là công việc khó khăn và yêu cầu phải thử nghiệm thận trọng. Đây là một trong những đặc trưng quan trọng của Không quân và chúng tôi có đội ngũ các sĩ quan, chuyên gia tốt nhất để phát hiện điều gì đã xảy ra, khắc phục những sai sót và hoàn thiện để cung cấp ARRW cho lực lượng không quân nhanh nhất có thể".

Tham gia cuộc thử nghiệm tên lửa siêu thanh là Phi đội thử nghiệm bay số 419, có căn cứ tại Edwards và Lực lượng thử nghiệm hỗn hợp Máy bay ném bom Sức mạnh Toàn cầu.

Ngày 5/4, cuộc thử nghiệm bay phóng thử nghiệm nguyên mẫu Vũ khí phản ứng nhanh AGM-183A cũng thất bại khi tên lửa không phóng được do "một vấn đề kỹ thuật” trên máy bay ném bom B-52H. Chiếc máy bay này được giao cho Phi đội bay thử nghiệm số 419 tại Căn cứ Không quân Edwards ở California đã "không phóng" vũ khí.

Không quân Mỹ thất bại trong thử nghiệm Vũ khí phản ứng nhanh (ARRW) AGM-183A lần thứ nhất.

Chương trình ARRW đặt mục tiêu phát triển các vũ khí siêu thanh thông thường cho các máy bay chiến đấu vào đầu những năm 2020. Hệ thống vũ khí được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu có giá trị cao, nhạy cảm với thời gian ngắn. Chương trình cũng sẽ mở rộng khả năng của các hệ thống vũ khí tấn công chính xác, cho phép các máy bay chiến đấu có thể tiến hành các cuộc tấn công chớp nhoáng, có thể phá hủy các mục tiêu kinh tế và quân sự có ý nghĩa chiến lược, được được bảo vệ nghiêm ngặt.

ARRW là một trong hai kế hoạch chế tạo nguyên mẫu vũ khí siêu thanh của Không quân. Bằng việc đưa vào thử nghiệm phóng, lực lượng Không quân Mỹ đang dẫn đầu so với các lực lượng khác trong lĩnh vực vũ khí siêu thanh.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…