Mỹ thông qua hợp đồng bán vũ khí trị giá 2,6 tỷ USD với Hàn Quốc

Theo Lầu Năm Góc, Bộ Ngoại giao Mỹ đã thông qua hợp đồng 2,6 tỷ USD bán thiết bị quân sự cho Hàn Quốc, trong đó có máy bay trinh sát Poseidon và hệ thống tên lửa đánh chặn Patriot.
Mỹ thông qua hợp đồng bán vũ khí trị giá 2,6 tỷ USD với Hàn Quốc

Reuters dẫn thông cáo của Lầu Năm Góc cho hay, thương vụ trị giá 2,6 tỷ USD với Hàn Quốc gồm 6 máy bay trinh sát trên biển P-8A Poseidon và 64 tên lửa đánh chặn Patriot PAC-3.

Theo Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng (DSCA) thuộc Lầu Năm Góc, máy bay tuần tra Poseidon, thường được sử dụng để săn tìm tàu ngầm và thực hiện nhiệm vụ trinh sát trên biển, có giá trị lên tới 2,1 tỷ USD. Hệ thống tên lửa đánh chặn Patriot, do Lockheed Martin chế tạo, có giá 501 triệu USD.

Nếu thương vụ được Quốc hội Mỹ thông qua, trinh sát cơ P8-A Poseidon sẽ giúp hiện đại hóa và nâng cao năng lực hải quân tuần tra trên biển của Hàn Quốc trong vòng 30 năm tới. Hệ thống tên lửa cũng góp phần tăng cường năng lực quốc phòng, bảo toàn lãnh thổ và ngăn chặn các mối đe dọa với hòa bình khu vực.

“Việc mua hệ thống tên lửa sẽ nâng cao khả năng phòng thủ của quân đội Hàn Quốc trước những động thái gây hấn thù địch và bảo vệ các đồng minh đang huấn luyện và hoạt động tại Hàn Quốc”, Yonhap trích thông cáo của DSCA. Hiện Mỹ duy trì 28.500 quân đồn trú tại nước đồng minh Hàn Quốc.

Hàn Quốc đang cố gắng đàm phán với Triều Tiên để cải thiện quan hệ. Mỹ cũng đang có những nỗ lực ngoại giao nhằm phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Washington cũng tạo sức ép lên Triều Tiên bằng các lệnh trừng phạt để nước này từ bỏ các chương trình hạt nhân. 

Có thể bạn quan tâm

Hơn 1.000 tỷ USD Mỹ đã bị đánh cắp hàng năm thông qua lừa đảo qua điện thoại và internet

Vén màn “Ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô”: Thâm nhập "Khu tự trị" Mae Sot

Đằng sau những vụ hack tài khoản, chiếm đoạt tiền từ châu Âu sang châu Á sang Mỹ… là cả một “ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô” hoạt động tinh vi, bài bản. Hàng trăm ngàn “nạn nhân” của nạn buôn người đang trở thành những nô lệ hiện đại, làm công cụ lừa đảo chiếm đoạt hàng nghìn tỷ USD mỗi năm...

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Ngành du lịch Mỹ đang chao đảo khi lượng khách quốc tế sụt giảm mạnh do căng thẳng chính trị, chính sách nhập cư khắt khe và các rào cản visa, khiến nhiều điểm đến và doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ thất thu nghiêm trọng trong mùa cao điểm…

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…