Mỹ và 15 quốc gia diễn tập Rapid Trident trên biên giới Ukraina - Nga

Quân đội Mỹ và Ukraine bắt đầu cuộc diễn tập quân sự thường niên phiên bản mới mang tên Rapid Trident, trên biên giới Ukraina - Nga.

Ngày 20/9 bắt đầu cuộc tập trận Rapid Trident phiên bản mới nhất. Ngoài Washington và Kiev, tham gia vào sự kiện này có quân nhân từ 15 quốc gia, với tổng số hơn 6.000 binh sĩ.

Các bài diễn tập sẽ kéo dài đến đầu tháng 10 nhằm chuẩn bị cho các quốc gia liên quan tham gia các hoạt động quân sự chung trong một kịch bản cuộc chiến tranh chống Nga.

Cuộc diễn tập này được cho là là đối phó với "cuộc xâm lược từ Nga", nhưng không mang lại bất kỳ lợi thế chiến lược nào cho Kiev.

Cuộc diễn tập chung Mỹ - Nga và các quốc gia đối tác Rapid Trident 2021 bắt đầu.

Chuẩn tướng Ukraina Władysław Kłoczkow, đồng tư lệnh cuộc diễn tập, tuyên bố “cuộc diễn tập Rapid Trident 2021 "không chỉ là giai đoạn tiếp theo trong việc nâng cao nghệ thuật quân sự", mà còn là "một bước quan trọng trên con đường hội nhập châu Âu của Ukraine".

Ông nhấn mạnh: “Khả năng tác chiến của quân đội chúng tôi sẽ tăng lên, mức độ tương tác giữa các sư đoàn và quân nhân của Lực lượng vũ trang Ukraine, Mỹ và các đối tác NATO sẽ được củng cố vứng”.

Chuẩn tướng Kłoczkow là tư lệnh trưởng chỉ huy lực lượng Ukraina tham gia cuộc diễn tập, ông tuyên bố rằng trong sự kiện này, Ukraine sẽ chia sẻ với các đối tác quốc tế về kinh nghiệm chiến đấu chống lại “sự xâm lược của Nga” ở Donbass.

Một trong những địa điểm mà các bài tập chiến đấu được tiến hành là tại Trung tâm Hoạt động vì Hòa bình và An ninh trong khu vực Lviv. Vị trí này rất gần với biên giới Belarus.

Điều này có nghĩa là ngoài một động thái được cho là đối phó với Moscow, đây còn là một hành động có hàm ý chống lại Minsk. Điều này chắc chắn làm nhà lãnh đạo Belarus Alexander Lukashenko rất không hài lòng.

Diễn tập Rapid Trident có một số điểm đặc biệt khiến tiến trình hoạt động đáng chú ý hơn. Theo Vitaliy Nehodenko, Giám đốc Văn phòng Diễn tập Đa quốc gia của Bộ Tư lệnh Lực lượng Bộ binh Ukraine, chỉ huy trưởng Nhóm Kế hoạch Rapid Trident 2021, cuộc diễn tập năm nay được thực hiện kết hợp với các cuộc diễn tập “Joint Effort 2021”(Chung sức), một chương trình diễn tập thử nghiệm quân sự lớn khác do Ukraina phối hợp với NATO điều hành.

Hơn 12.000 binh sĩ tham gia vào các cuộc diễn tập Joint Effort từ ngày 22 đến ngày 25/9. Vì lý do này, một số đơn vị quân sự đa quốc gia đặc biệt được thành lập trên toàn lãnh thổ Ukraine cùng lúc, bao gồm cả ở những vùng căng thẳng như Biển Đen và Biển Azov.

Từ thực tế các hoạt động quân sự này, Kiev kiên quyết phát triển quan hệ đối tác với Washington trên cơ sở xung đột lợi ích giữa Mỹ và Nga, để hướng tới việc hội nhập châu Âu.

Đối với Mỹ, quan hệ đối tác này cực kỳ có lợi, vì Ukraine hiện đang là lực lượng tiên phong chống Nga. Đối với chính Ukraine, lợi ích đạt được hoàn toàn đáng ngờ trong tương lai. Nhưng trước mắt, chắc chắn đó là sự xa lánh của các quốc gia châu Âu - để bảo vệ lợi ích của mình - đang không muốn xung đột với Nga.

Ukraine đến nay không phải là thành viên NATO. Nhưng chính phủ Ukraine tin rằng nếu tiến hành cuộc chiến với Nga, các quốc gia NATO sẽ tham chiến, hoặc gia tăng căng thẳng với Nga sẽ khiến tiến trình gia nhập NATO diễn ra nhanh hơn.

Nhưng tình huống ở Afghanistan cho thấy, Mỹ và NATO sẽ nhanh chóng rũ bỏ hoàn toàn mọi trách nhiệm khi đối mặt với một cuộc chiến không mong muốn.

Những nỗ lực của Kiev nhằm thúc đẩy tiến trình gia nhập NATO đang diễn ra trong bối cảnh cực kỳ khó khăn. Các hoạt động gần đây cho thấy Belarus và Trung Quốc đang xích lại gần Nga hơn, do tác động của nguy cơ mới mang tên Afghanistan và khủng bố.

Điều này khiến các quốc gia châu Âu không mặn mà với một quốc gia mà trên lãnh thố hiện đang có tình trạng chiến tranh, không thể công khai đứng về phía Kiev để đối đầu với Nga.

Điều đó có nghĩa là, giấc mơ của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vẫn còn là tương lai phía trước.

Có thể bạn quan tâm

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Tiền điện tử chứng kiến đà sụt giảm mạnh trong phiên khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao đã gây áp lực lên nhóm các tài sản rủi ro…

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Dù còn phải đối mặt với nhiều biến động, nhưng triển vọng giá bạc được các chuyên gia dự đoán sẽ tăng mạnh trong năm tới nhờ nhu cầu công nghiệp và nguồn cung hạn chế…