Nam Phi tái phong tỏa toàn quốc do dịch Covid-19

Nam Phi tái áp dụng lệnh phong tỏa cấp độ 3 trên quy mô toàn quốc sau khi tổng số ca nhiễm Covid-19 tại quốc gia này vượt mốc 1 triệu người.
Nam Phi tái phong tỏa toàn quốc do dịch Covid-19

Bộ trưởng Y tế Nam Phi Zweli Mkhize cho biết tốc độ lay lan virus SARS-CoV-2 tại nước này đã tăng với cấp số nhân trong thời gian gần đây, từ 900.000 ca lên mốc 1 triệu chỉ trong vòng 9 ngày qua và trước đó đã tăng từ 800.000 lên 900.000 trưởng hợp trong vòng 2 tuần.

Tính đến hết ngày 28/12, Nam Phi ghi nhận 1.011.871 ca mắc COVID-19 trong đó bao gồm 27.071 trường hợp tử vong. Số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tại Nam Phi hiện chiếm hơn 1/3 tổng số ca nhiễm tại châu Phi.

Theo lệnh tái phong tỏa cấp độ 3 trong thang 5 cấp độ, được áp dụng trên quy mô toàn quốc bắt đầu từ 0 giờ ngày 29/12, tất cả sự kiện có đông người tham dự sẽ bị cấm trong vòng 14 ngày, ngoại trừ việc tang lễ song số người tham dự không được vượt quá 50.

Ngoài ra, chính phủ nghiêm cấm các hoạt động mua bán đồ uống có cồn, đồng thời kéo dài thời gian giới nghiêm ban đêm từ 21h tối hôm trước đến 6h sáng ngày hôm sau.

Trong thông điệp quốc gia được truyền hình trực tiếp tối 28/12, Tổng thống Cyril Ramaphosa cho biết, quyết định tái phong tỏa đầy khó khăn trên được ban hành sau khi nội các nước này thực hiện tham vấn với Ủy ban phòng chống COVID-19 quốc gia cũng như với lãnh đạo các địa phương trên toàn quốc.

Quyết định áp dụng lệnh phong tỏa nhằm tăng cường các biện pháp ngăn chặn đà lây lan của virus SARSC-CoV-2 trong khi vẫn duy trì hoạt động của nền kinh tế.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...