Nga khẳng định Mỹ có "những yêu cầu phi thực tế" liên quan đến Hiệp ước INF

Nga lên tiếng chỉ trích những cáo buộc và yêu cầu “vô lý” từ phía Washing liên quan tới Hiệp ước INF giữa hai bên.
Nga khẳng định Mỹ có "những yêu cầu phi thực tế" liên quan đến Hiệp ước INF

Thứ trưởng Ngoại giao Nga sẽ chỉ ra bản chất phi thực tế của các yêu cầu từ Washington liên quan tới Hiệp ước Hạt nhân tầm trung (INF) tại cuộc họp với Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách kiểm soát vũ khí và an ninh quốc tế - bà Andrea Thompson tại Prague. “Những yêu cầu đó không hề logic, không thực tế. Chúng ta đã nhấn mạnh vào điều này và mong muốn những người đồng sự Hoa Kỳ hiểu rõ, đặc biệt vào ngày mai, khi tôi có cuộc gặp gỡ với bà Thompson tại Prague để thảo luận về các vấn đề liên quan tới các khía cạnh của sự ổn định chiến lược”, ông Alexander Grushko nói.

"Chúng ta đều biết rõ Nga không hề vi phạm bất kỳ điều khoản nào của Hiệp ước và thực tế là không hợp lý khi yêu cầu chúng tôi phá huỷ tên lửa 9M729, có thể có lí do nào khác đằng sau yêu cầu này.” Ông chỉ ra rằng Hoa Kỳ đang tìm kiếm một cái cớ để tăng khả năng hạt nhân của chính mình trong bối cảnh tiềm năng của các quốc gia khác đang ngày càng gia tăng.

Hiệp ước INF

Hiệp ước INF được ký kết bởi Liên Xô và Hoa Kỳ vào ngày 8/12/1987, có hiệu lực kể từ này 1/6/1988. Lần đầu tiên trong lịch sử, hai bên cam kết trong Hiệp ước là sẽ giải trừ tất cả các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình trên mặt đất tầm trung (1.000 5.500 km) và tầm ngắn hơn (từ 500 đến 1.000 km) trong tương lai.

Theo Hiệp ước, các bên phải giải trừ tất cả các bệ phóng và tên lửa đất đối đất có tầm bắn từ 500 đến 5.500 km, bao gồm cả tên lửa trên cả lãnh thổ châu Âu và châu Á của Liên Xô, trong vòng ba năm. Tuy nhiên, ngày 20/10/2018 Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố rút khỏi hiệp ước. Hoa Kỳ chính thức đình chỉ hiệp ước vào ngày 1/2/2019, Nga cũng rút khỏi Hiệp ước vào ngày hôm sau.

Về phía mình, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng Moscow vẫn muốn tiếp tục nối lại những cuộc đàm phán với Hoa Kỳ về vấn đề này, và nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ cần thể hiện sự sẵn sàng cho một cuộc đối thoại bình đẳng và đúng thực chất.

Theo TASS 

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…