Nga loại bỏ đồng USD khỏi quỹ dự trữ quốc gia

Cơ cấu tiền tệ của Quỹ Tài sản Quốc gia Nga sẽ có sự thay đổi với tỷ trọng đồng USD giảm trong khi đó đồng euro và nhân dân tệ sẽ tăng lên.

Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov ngày 3/6 cho biết cơ cấu tiền tệ của Quỹ Tài sản Quốc gia (NWF) trong vòng một tháng sẽ có sự thay đổi, trong đó tỷ trọng của đồng USD sẽ giảm từ 35% xuống 0%, tỷ trọng đồng euro và đồng nhân dân tệ (NDT) sẽ lần lượt tăng lên 40% và 30%, và cơ cấu của quỹ lần đầu tiên sẽ dự trữ thêm vàng (20%). 

Ông Siluanov lưu ý rằng quyết định giảm dữ trữ bằng đồng USD được đưa ra tương tự như quyết định của Ngân hàng Trung ương Nga. Ngoài ra, tỷ trọng đồng bảng Anh trong cơ cấu của NWF sẽ giảm từ 10% xuống 5%, trong khi tỷ trọng của đồng yen vẫn ở mức 5%.

Sau khi có thông tin về cấu trúc mới của NWF, tỷ giá đồng ruble so với đồng USD trên Sàn giao dịch Moskva đã giảm xuống mức 73,15 ruble/USD tính đến đầu giờ chiều 3/6, trong khi tỷ giá với đồng euro tăng lên 89,23 ruble/euro.

Giá trị của NWF tính đến ngày 1/5 lên tới 13.800 tỷ ruble (177 tỷ USD), trong đó dự trữ USD là 39,84 tỷ USD. Lần cuối cùng cấu trúc của NWF thay đổi là vào tháng 2/2021, khi đó tỷ trọng đồng USD và euro cùng giảm, đồng NDT và yen được đưa vào cơ cấu. Khả năng quỹ dự trữ kim loại quý được quy định trong sửa đổi Luật Ngân sách, được Tổng thống Vladimir Putin ký cuối năm 2020.

Nga cũng cho biết, họ có kế hoạch chi tới 400 tỷ ruble mỗi năm từ quỹ NWF để thúc đẩy đầu tư của nhà nước vào các dự án cơ sở hạ tầng và tài trợ cho chiến lược phát triển quốc gia.

Xem thêm

IMF đề xuất 50 tỷ USD để chấm dứt đại dịch

IMF đề xuất 50 tỷ USD để chấm dứt đại dịch

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa công bố đề xuất 50 tỷ USD nhằm chấm dứt Covid-19. Số tiền này sẽ dùng để mua vaccine tiêm chủng cho ít nhất 40% dân số vào cuối năm 2021 và 60% vào nửa đầu năm 2022.

Có thể bạn quan tâm

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...