Nga quan tâm thành tựu nghiên cứu quân sự của Việt Nam

Trang Russian Gazeta (RG) đăng bài nêu những kết quả đáng khích lệ của nền công nghiệp quốc phòng Việt Nam, nâng cấp thành công một số loại vũ khí trên nền tảng các trang thiết bị Liên Xô cũ.

Cách đây không lâu, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã thử nghiệm thành công tổ hợp tên lửa phòng không tầm gần, lắp đặt trên khung gầm xe địa hình Nga KamAZ-43266.

Tài khoản Twitter Indo Pacific News đăng một số bức ảnh, trong đó có bức ảnh tổ hợp vũ khí phòng không tầm gần này đang thử nghiệm trên thao trường.

Xe tên lửa phòng không tầm gần được gọi là A-72, có thể sẽ sử dụng tên lửa phòng không vác vai MANPAD Strela (được gọi là A-72 từ thời kháng chiến chống Mỹ).

Những thông tin đầu tiên về hệ thống phòng không này xuất hiện tháng 2.2019 cùng với những khẩu pháo tự hành có từ những năm 1940 nhưng đã được nâng cấp để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biển đảo.

Trên xe phòng không, các kỹ sư quân sự gắn khoang chiến đấu của trắc thủ phía sau cabin, với các thiết bị đặc biệt. Theo những bức ảnh đầu, có thể đây là các tổ hợp tên lửa vác Strela-2M được sản xuất tại Việt Nam.

Tài khoản IndoPacific News cho rằng, đó là các tên lửa phòng không Igla-S Nga, cũng do Việt Nam sản xuất, có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở cự ly tới 6.000 mét.

Điểm quan trọng là xe sử dụng hệ thống ngắm bắn quang điện tử hai kênh thụ động, cho phép phát hiện các mục tiêu trên không khác nhau trong chế độ thụ động.

Hệ thống tên lửa tầm thấp cơ động trên thân xe KamAZ-43266

Ngoài ra, các kỹ sư quân sự cũng sẽ lắp đặt một hệ thống tương tự trên pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 đang được hiện đại hóa tại Việt Nam.

Tăng cường thêm tên lửa phòng không tầm gần, ZSU-23-4 của quân đội Việt Nam có thể đối phó hiệu quả hơn với máy bay không người lái vũ trang, máy bay tầm thấp, trực thăng tấn công và tên lửa hành trình của đối phương.

Phương án hiện đại hóa xe phòng không tự hành ZSU-23-4 của quân đội Việt Nam. Ảnh QPVN

Báo Nga cũng đăng tải các mô hình tên lửa S-300 SAM bơm hơi, máy bay phản lực và xe tăng cao su của Quân đội Việt Nam. Những phương tiện ngụy trang này, hiện đang là loại phương tiện đặc biệt quan trọng trong chiến tranh hiện đại, được sử dụng để đánh lừa các loại vũ khí chính xác của kẻ thù.

Những phương tiện cao su bơm hơi ngụy trang của quân đội Việt Nam, ảnh tài khoản Twitter Lee Ann Quann

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...