Nhiều công ty bảo hiểm “ăn quả đắng” đầu tư

Kiểm toán Nhà nước (KTNN) cho biết, tình hình thu hồi nợ của Bảo hiểm Xã hội rất khó khăn, nhiều công ty bảo hiểm đầu tư thua lỗ, kém hiệu quả và phải trích lập dự phòng rủi ro quá nửa giá trị.
Nhiều công ty bảo hiểm “ăn quả đắng” đầu tư

Theo báo cáo của KTNN, các công ty bảo hiểm, tài chính đang rất khổ sở thu hồi công nợ tồn đọng từ nhiều năm, chưa được thu hồi và xử lý dứt điểm.

Đơn cử, Bảo hiểm xã hội Việt Nam chưa thu hồi được 769,30 tỷ đồng nợ gốc, 735,56 tỷ đồng lãi của Công ty cho thuê tài chính II và 26,26 tỷ đồng lãi của Công ty cho thuê tài chính I; Agribank để cán bộ chiếm dụng, tham ô 270,50 tỷ đồng, hỗ trợ lãi suất sai quy định 99,73 tỷ đồng; SCIC 15,6 tỷ đồng của 57 doanh nghiệp SCIC đã bán hết vốn (nhiều khoản phát sinh từ năm 2007, 2008);PJICO để cán bộ chiếm dụng 0,81 tỷ đồng.

Nhiều tổ chức có các khoản đầu tư không hiệu quả, thua lỗ, khó thu hồi vốn như Agribank đến 31/12/2015, có 6/9 công ty con lỗ lũy kế với tổng số tiền 12.431 tỷ đồng; trích lập dự phòng rủi ro đầu tư chứng khoán kinh doanh 53,7 tỷ đồng (bằng 48,1% giá trị đầu tư)…

Hay công ty bảo hiểm PTI đã đầu tư vào 3 công ty liên kết 122,64 tỷ đồng, tỷ lệ cổ tức bình quân năm 2015 là 1,34%; đầu tư dài hạn khác vào 07 doanh nghiệp 57,09 tỷ đồng, tỷ lệ cổ tức bình quân năm 2015 là 0,48%.

Công ty CP Bảo Minh đầu tư vào Công ty tài chính Cổ phần Sông Đà 80 tỷ đồng, sau khi sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Quân đội, lỗ 26,18 tỷ đồng.

Tổng CTCP Bảo hiểm dầu khí PVI đầu tư vào CTCP TD khoảng 262,26 tỷ đồng đã phải trích lập dự phòng 66,78 tỷ đồng. Công ty PJICO đầu tư vào chứng khoán bị thua lỗ nặng, phải trích lập dự phòng giảm giá tới 43,5%...

Tổng CTCP Bảo hiểm Bưu điện PTI bị lỗ luỹ kế sau khi đầu tư 11,7 tỷ đồng vào CTCP Xăng dầu Việt Nam và vốn chủ sở hữu thực có thấp hơn vốn thực góp 3,23 tỷ đồng, phải trích dự phòng 2,96 tỷ đồng.

 >> Doanh thu phí bảo hiểm tăng chậm lại chỉ đạt 19%

Có thể bạn quan tâm