Nhựa Đông Á, Sao Thái Dương... bị HOSE nhắc nhở nộp chậm báo cáo tài chính

Đến hết thời hạn nộp báo cáo, HOSE vẫn chưa nhận được báo cáo tài chính quý 4/2022 của SP, DAG, FLC, HBC, IBC, PGC, SJF, VHC, VNE và VPD...
Báo cáo tài chính

Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) vừa có công văn nhắc nhở loạt 12 doanh nghiệp nộp chậm báo cáo tài chính. Trong đó gồm 10 doanh nghiệp nộp chậm báo cáo tài chính quý 4/2022 và 2 doanh nghiệp nộp chậm báo cáo tài chính năm 2022.

HOSE cho biết, căn cứ quy định tại điểm c khoản 3 Điều 14 Thông tư 96/2020/TT-BTC ngày 16/11/2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán: “Tổ chức niêm yết cổ phiếu, công ty đại chúng quy mô lớn phải công bố báo cáo tài chính quý trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý... 

Trường hợp tổ chức niêm yết cổ phiếu, công ty đại chúng quy mô lớn là công ty mẹ của tổ chức khác hoặc là đơn vị kế toán cấp trên có đơn vị kế toán trực thuộc tổ chức bộ máy kế toán riêng thì phải công bố báo cáo tài chính quý trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc quý”. 

Tuy nhiên, đến hết thời hạn nộp báo cáo, HOSE vẫn chưa nhận được Báo cáo tài chính quý 4/2022 của 10 công ty niêm yết gồm ASP (Công ty Cổ phần Tập đoàn Dầu khí An Pha), DAG (Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á), FLC (Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC), HBC (Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình), IBC (Công ty Cổ phần Đầu tư Apax Holdings), PGC (Tổng Công ty Gas Petrlimex), SJF (Công ty Cổ phần Đầu tư Sao Thái Dương), VHC (Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn), VNE (Công ty Cổ phần Xây dựng Điện Việt Nam) và VPD (Công ty Cổ phần Phát triển điện lực Việt Nam) .

Do đó, HOSE nhắc nhở và đề nghị các công ty trên khẩn trương công bố thông tin theo đúng quy định.

Đối với 2 doanh nghiệp là YBM (Công ty Cổ phần Khoáng sản Công nghiệp Yên Bái) và TRA (Công ty Cổ phần Traphaco) nộp chậm báo cáo tài chính năm 2022. 

HOSE cho biết, căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 10 Thông tư 96/2020/TT-BTC ngày 16/11/2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán: “Công ty đại chúng phải công bố thông tin về báo cáo tình hình quản trị công ty theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc 6 tháng đầu năm và kết thúc năm dương lịch". Do đó, HOSE nhắc nhở và đề nghị 2 công ty này khẩn trương công bố thông tin theo đúng quy định.

Xem thêm

Những ngành giảm mạnh nhất trên HoSE năm 2022

Những ngành giảm mạnh nhất trên HoSE năm 2022

Theo thống kê của Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HoSE), tính đến hết phiên 30/12, trên sàn có 515 mã chứng khoán niêm yết. Theo đó đã hé lộ những ngành giảm mạnh nhất trên HoSE năm 2022.

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...