Những tấm thẻ đen quyền lực nhất thế giới

Thẻ tín dụng của các đại gia thế giới còn đại diện cho địa vị lẫn hé lộ phần nào sự giàu sang của chủ nhân, nhất là với 3 tấm thẻ quyền lực bậc nhất thế giới

Nói tới giới siêu giàu thế giới, người ta hay nghĩ đến những chiếc siêu xe đắt đỏ, những lần sắm sanh hàng hiệu xách mỏi cả tay, loạt biệt thự rộng lớn với giá cả ngàn tỷ hay những chuyến bay vòng quanh thế giới trên phi cơ riêng. Thế nhưng, không ít lần netizen vẫn phải tò mò giữa những thứ chung chung mà đại gia nào cũng có, đâu mới là "đẳng cấp" để đong đếm người siêu giàu này với người siêu giàu kia?

Thắc mắc đó phần nào có thể giải đáp thông qua một thứ đồ vật nhỏ mà có võ của các triệu phú, tỷ phú trên thế giới: tấm thẻ tín dụng.

Không giống như những netizen bình dân dùng thẻ tín dụng để giảm bớt áp lực tiền bạc, thẻ tín dụng của giới siêu giàu top đầu thế giới lại là công cụ chứng tỏ "đẳng cấp" thượng lưu của mình. Bởi lẽ, ngoài những đặc quyền nghe là thèm "chảy nước miếng", tấm thẻ tín dụng của các đại gia thế giới còn đại diện cho địa vị lẫn hé lộ phần nào sự giàu sang của chủ nhân, nhất là với 3 tấm thẻ quyền lực bậc nhất thế giới dưới đây.

1. Thẻ American Express Centurion

Thẻ American Express Centurion hay còn được dân tình biết đến với cái tên quen mặt là thẻ đen AMEX.

Dù rằng American Express từ chối tiết lộ thông tin chi tiết như hạn mức của tấm thẻ hay số lượng thẻ đã được phát hành, song trong mắt nhiều người đây vẫn là tấm thẻ đen quyền lực bậc nhất bởi những lý do sau.

3 tấm thẻ tín dụng quyền lực nhất thế giới: Tài sản ngàn tỷ chưa chắc đã được sở hữu, có rồi muốn Mặt Trăng được tặng kèm luôn cả Mặt Trời - Ảnh 1.

Chân dung tấm thẻ tín dụng được mệnh danh quyền lực bậc nhất thế giới

Đầu tiên, điều kiện tối thiểu cho ai muốn sở hữu chiếc thẻ quyền lực bậc nhất thế giới này là phải có thu nhập hàng năm ít nhất 1,3 triệu đô (khoảng 29,9 tỷ đồng), tài sản ròng trên 16 triệu đô (khoảng 368 tỷ đồng). Chưa hết, chi tiêu hàng năm của người đó phải đạt 250.000 đến 450.000 đô (5,7 tỷ đồng đến 10,3 tỷ đồng). Phí thường niên của thẻ là 2.500 đô (khoảng 60 triệu đồng) và phí gia nhập là 7.500 đô (khoảng 170 triệu đồng).

Mặt khác, thứ làm tấm thẻ đen quyền lực chính là việc không phải ai có tiền cũng có thể sở hữu vì đây là loại thẻ tín dụng chỉ được cung cấp cho những ai được American Express ngỏ lời mời. Đến hiện tại, ước tính chỉ có khoảng 100.000 tấm thẻ đen AMEX trên toàn thế giới, trong khi số triệu phú và tỷ phú đang là 14 triệu người. Những người sở hữu tấm thẻ này đều là khách hàng thân thiết của công ty, đứng hàng top của giới siêu giàu như rapper Kanye West, bà hoàng truyền thông Oprah Winfrey, tỷ phú Michael Bloomberg...

3 tấm thẻ tín dụng quyền lực nhất thế giới: Tài sản ngàn tỷ chưa chắc đã được sở hữu, có rồi muốn Mặt Trăng được tặng kèm luôn cả Mặt Trời - Ảnh 4.

Tấm thẻ tín dụng Bank of Dubai First Royale MasterCard "cực phẩm" được làm bằng vàng thật, đính kim cương ở giữa

Giống hệt 2 tấm thẻ quyền lực bên trên, các thông tin chi tiết về thẻ Bank of Dubai First Royale MasterCard đến hiện tại vẫn là ẩn số bởi đây được xem như tấm thẻ "cực phẩm" chỉ những người đặc biệt mới có thể cầm trong tay. Đến thời điểm hiện tại, những gạch đầu dòng về tấm thẻ mà netizen mới được biết đó là mô tả sẽ cung cấp cho chủ sở hữu lối sống ngang với hoàng gia Dubai của đơn vị phát hành - công ty Dubai First.

Ngoài ra, sự "đẳng cấp" của tấm thẻ còn được thể hiện qua thông tin tấm thẻ này không có bất kỳ hạn mức hay điều kiện ràng buộc nào cả, nếu bạn mua du thuyền lượn sóng cho vui, cứ quẹt thoải mái. Thậm chí, đặc quyền muốn gì được đó của chủ nhân tấm thẻ còn được chính CEO Dubai First hé lộ sương sương trên tạp chí The National: "Chỉ cần khách hàng thích Mặt Trăng, chúng tôi sẽ tặng kèm luôn Mặt Trời".

Nguồn tham khảo: Forbes, Investopedia, Business Tech

Ảnh: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...