Những tình tiết đáng sợ vụ ám sát nhà khoa học hạt nhân hàng đầu của Iran

Ngày 29/11, Hãng thông tấn Fars Iran công bố những chi tiết mới về vụ ám sát thảm khốc Mohsen Fakhrizadeh, nhà khoa học hạt nhân hàng đầu của Iran.

Vụ ám sát ngày 26/11 gây chấn động cả Iran. Các quan chức cấp cao của quốc gia Hồi giáo này khẳng định, tình báo Israel đứng sau vụ tấn công được lên kế hoạch tỉ mỉ, chi tiết và ứng dụng công nghệ hiện đại này.

Theo Fars News Agency, vào ngày xảy ra vụ tấn công, Fakhrizadeh và vợ đang trên đường đi nghỉ cuối tuần tại ngôi nhà ngoại ô Tehran. Vợ chồng ông Fakhrizadeh được ba xe an ninh hộ tống. Giữa đường, chiếc xe dẫn đầu rời đoàn xe để đến trước kiểm tra an ninh sơ bộ ngôi nhà.

Ngay sau khi chiếc xe đi đầu rời đi, loạt đạn ngắn đầu tiên khiến xe Fakhrizadeh đột ngột dừng lại. Nạn nhân bước ra kiểm tra xe vì nghĩ rằng va phải vật gì đó hoặc động cơ có vấn đề.

Khi nhà khoa học Fakhrizadeh ra khỏi ô tô, ông lập tức trở thành mục tiêu, bị bắn bởi một khẩu súng máy điều khiển từ xa, lắp trong thùng một chiếc xe bán tải Nissan cách đó 150 m. Fakhrizadeh, bị trúng ba viên đạn, được cấp cứu khẩn cấp bằng trực thăng đến bệnh viện. Nhưng do vết thương quá nặng, ông đã tử vong.

Vệ sĩ của nhà khoa học cũng bị thương do trúng đạn từ khẩu súng máy điều khiển từ xa này. Sau đó, chiếc Nissan và khẩu súng máy phát nổ tự hủy.

Hãng thông tấn Fars cho biết toàn bộ cuộc tấn công chỉ kéo dài trong ba phút. Không có tay súng nào tham gia vào vụ ám sát có mặt trên hiện trường.

Sơ đồ và hậu quả vụ tấn công bằng vũ khí điều khiển từ xa

Lực lượng an ninh Iran nhanh chóng xác định được chủ nhân chiếc xe bán tải được sử dụng trong vụ ám sát. Nghi phạm rời khỏi Iran ngày 29/10, tức là trước đó một tháng theo Fars News.

Vụ ám sát Fakhrizadeh, người được bảo vệ chặt chẽ đã được lên kế hoạch từ rất lâu. Nhóm tấn công triển khai các chiến thuật phục kích, ngăn chặn và công nghệ tiên tiến vô hiệu hóa các biện pháp an ninh nghiêm ngặt của Iran.

Các quan chức hàng đầu Iran tuyên bố sẽ trả thù vụ ám sát nhà khoa học hạt nhân. Tehran luôn giữ lời hứa trả đũa, nhưng cho đến nay chưa có lực lượng nào hoặc quốc gia nào nhận trách nhiệm về vụ ám sát đáng sợ này. Cơ quan tình báo Iran đang tiến hành điều tra và tìm kiếm thủ phạm.

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...