Những vụ ly hôn “đắt đỏ” của các doanh nhân thế giới

Điểm qua những vụ ly hôn ồn ào và “đắt đỏ” nhất của doanh nhân Việt Nam và thế giới.
Những vụ ly hôn “đắt đỏ” của các doanh nhân thế giới

Roh Soh-Yeong và Chey Tae-Won

Bà Roh Soh-Yeong, hiện là vợ cũ của chủ tịch tập đoàn SK Hàn Quốc Chey Tae-Won, đã đệ đơn kiện vào thứ Tư (4/12), yêu cầu 42,3% cổ phần của chồng cũ trong công ty SK Holdings Co. Số cổ phần mà bà Roh đang yêu cầu trị giá 1,2 tỷ USD và nếu thắng kiện, bà Roh Soh-Yeong sẽ trở thành tỷ phú và là cổ đông lớn thứ hai của công ty sau ông Chey Tae-Won. 

Jeff Bezos và MacKenzie Bezos

Những vụ ly hôn “đắt đỏ” của các doanh nhân thế giới ảnh 2

Cuộc chia tay giữa bà MacKenzie Bezos và “ông trùm” Amazon vào đầu năm nay được coi là vụ ly dị tốn kém nhất thế giới khi bà MacKenzie được nhận 4% cổ phần Amazon. Điều này có nghĩa là bà MacKenzie hiện là người phụ nữ giàu thứ năm trên thế giới, với khối tài sản ròng trị giá 35,4 tỷ USD. 

Alec Wildenstein và Jocelyn Wildenstein

Những vụ ly hôn “đắt đỏ” của các doanh nhân thế giới ảnh 3

Dù đã diễn ra từ năm 1999, nhưng cuộc chia tay tỷ USD của doanh nhân người Mỹ gốc Pháp Alec Wildenstein và vợ vũ Jocelyn đều được “réo tên” mỗi khi nhắc đến các vụ ly dị tốn kém nhất lịch sử. Bà Joycelyn đã nhận được 2,5 tỷ USD vào năm 1999 và tiếp sau đó 13 năm, bà vẫn tiếp tục được chồng chu cấp thêm 100 triệu USD mỗi năm. Tổng cộng số tiền mà ông Alec phải “gửi” cho vợ cũ lên tới gần 3,8 tỷ USD. 

Đặng Lê Nguyên Vũ và Lê Hoàng Diệp Thảo

Những vụ ly hôn “đắt đỏ” của các doanh nhân thế giới ảnh 4

Vụ ly hôn “ồn ào” nhất tại Việt Nam đã khép lại với quyết định của toà án giao cho ông Đặng Lê Nguyên Vũ sở hữu toàn bộ cổ phần chung tại Trung Nguyên - tương đương số tiền 5.000 tỷ đồng. Bà Diệp Thảo sẽ được nhận toàn bộ tiền, vàng, ngoại tệ trong ngân hàng do bà quản lý, khoảng hơn 1.764 tỷ đồng. Ông Vũ cũng sẽ có trách nhiệm phải hoàn lại 1.510 tỉ đồng cho vợ cũ. 

(Tổng hợp)

Nguồn: Business Insider, Telegraph UK, Thanh niên

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...