Ông lớn Macy's gây tranh cãi khi thưởng 9 triệu USD cho lãnh đạo đồng thời sa thải gần 4.000 nhân viên

Macy’s mới đây đã gây ra vô số tranh cãi khi trả 9 triệu USD tiền thưởng cho các giám đốc điều hành sau khi cắt giảm 3.900 nhân viên.
Ông lớn Macy's gây tranh cãi khi thưởng 9 triệu USD cho lãnh đạo đồng thời sa thải gần 4.000 nhân viên

Nhà bán lẻ hàng đầu Hoa Kỳ, Macy’s đã công bố khoản thưởng trị giá 9 triệu USD cho các giám đốc điều hành chỉ hai tuần sau khi tuyên bố cắt giảm hàng nghìn nhân viên và việc làm trong hệ thống văn phòng. 

Giám đốc điều hành Jeff Gennette đã nhận được khoản cố phiếu hạn chế trị giá khoảng 3,6 triệu USD vào ngày 9/7, theo một hồ sơ. Năm người còn lại, bao gồm giám đốc pháp lý Elisa Garcia, giám đốc điều hành John Harper và giám đốc chuyển đổi Danielle Kirgan… cũng nhận được khoản tiền từ 900.000 đến 3 triệu USD. 

Vào tháng 5 vừa qua, Macy’s đã dự kiến một khoản lỗ trong hoạt động lên tới gần 1 tỷ USD trong quý đầu năm vì hạn chế xã hội do đại dịch Covid-19 gây ra. Công ty cũng cho biết họ có ý định thu nhỏ mô hình, đóng cửa khoảng 125 cửa hàng vào tháng 2, cắt giảm khoảng 3.900 nhân viên - tương đương 3% tổng lực lựợng lao động trong tháng 6. Công ty cũng cho biết họ hy vọng có thể tiết kiệm được 365 triệu USD trong năm 2020 khi giảm bớt việc làm. 

Cổ phiếu của Macy’s đã giảm mạnh - 57% kể từ đầu năm. Công ty có giá trị thị trường ở mức 2,2 tỷ USD.

Trong một tuyên bố Macy’s cung cấp cho Fox Business, công ty cho biết biết các giám đốc điều hành cấp cao của họ thường nhận được các khoản vốn cổ phần hàng năm vào giữa tháng 3, tuy nhiên, hội đồng quản trị đã phải trì hoãn các khoản này cho đến tuần trước. “Chúng tôi sẽ mô tả đầy đủ các kế hoạch bồi thường năm 2020 trong hồ sơ uỷ quyền 2021,” công ty cho biết. 

Vào đầu tháng 7, công ty cũng đã đảo ngược quyết định cắt giảm lương giám đốc điều hành kể từ tháng 4. Giám đốc điều hành Jeff Gennette - người đã không nhận lương trong thời gian đó, giờ đã được quay lại với mức lương bình thường. 

Nguồn: Fox Business, CNBC

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...