Philippine tiêu diệt 7 tay súng khủng bố Abu Sayyaf

Ngày 3/11, trong một chiến dịch truy quét hải quân, quân đội Philippines đã tiêu diệt 7 phần tử khủng bố thuộc nhóm Abu Sayyaf (ASG) khét tiếng, được coi là IS Đông Nam Á.

Bộ Tư lệnh Lực lượng vũ trang Quân khu phía Tây của Philippines cho biết, những kẻ khủng bố đang di chuyển trên một chiếc thuyền cao tốc hai động cơ tại vùng biển Sulu ngoài khơi đảo Sulare, thì bị đơn vị của Lực lượng đặc nhiệm hỗn hợp - Sulu (JTF- S) đánh chặn.

Chiến dịch vây quét này do thiếu tướng William N. Gonzales, Tư lệnh trưởng lực lượng JTF- Sulu lên kế hoạch. Tham gia trận đánh có một trực thăng chiến đấu AgustaWestland AW109 của Không quân Philippines, tàu tấn công đa năng tốc độ cao (MPAC) của Hải quân Philippines, Lực lượng Trinh sát tuần biển và Đặc nhiệm trên hạm tàu.

“Cuộc đọ súng bùng phát, kéo dài 25 phút, lực lượng đặc nhiệm Philippines sử dụng chiến hạm dìm chiếc xuồng cùng khoảng 7 tay súng khủng bố ASG” - Chỉ huy trưởng Bộ Tư lệnh Quân khu Phía Tây, trung tướng Corleto Vinluan, tuyên bố.

Quân đội Philippines công bố video về chiến dịch hải quân đặc biệt này, ghi lại cảnh khinh hạm MPAC húc và dìm thuyền của nhóm khủng bố.

Trong số những phần tử IS Đông Nam Á có Madsmar Sawadjaan, anh trai của tay súng đánh bom khủng bố Mundi Sawadjaan, Mannul Sawadjaan, được gọi là "Abu Amara", thay thế vị trí của thủ lĩnh cấp cao Hajan Sawadjaan của Abu Sayyaf.

Abu Sayyaf, được tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo gọi là IS Đông Á, từ lâu tiến hành các hoạt động khủng bố nhằm hình thành một nhà nước Hồi giáo ly khai phía nam Mindanao, nơi các tay súng coi là quê hương thánh chiến.

Nhóm khủng bố vừa bị tiêu đang lên kế hoạch tiến hành các hoạt động bắt cóc ở hòn đảo lớn Mindanao. Những tay súng khủng bố Abu Sayyaf khét tiếng do thường xuyên tiến hành những vụ bắt cóc đòi tiền chuộc và hành quyết tàn bạo nạn nhân.

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...