Phố Wall mất mốc cao lịch sử trước thềm công bố dữ liệu lạm phát

Chứng khoán Mỹ đóng cửa giảm nhẹ vào 28/2, một ngày trước khi công bố dữ liệu lạm phát quan trọng có thể ảnh hưởng lớn đến kỳ vọng về thời điểm cắt giảm lãi suất từ Cục Dự trữ Liên bang…

Phố Wall mất mốc cao lịch sử trước thềm công bố dữ liệu lạm phát

Kết thúc phiên 28/2, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 23,39 điểm (-0,06%) xuống 38.949,02 điểm, S&P 500 mất 8,42 điểm (-0,17%) còn 5.069,76 điểm và Nasdaq Composite trượt 87,56 điểm (-0,55%) xuống 15.947,74 điểm.

Là lực cản lớn nhất đối với chỉ số Dow Jones và là một trong những cổ phiếu có tác động tới S&P 500, UnitedHealth giảm 2,95% sau khi một báo cáo vào 27/2 cho biết Bộ Tư pháp Mỹ đã mở cuộc điều tra chống độc quyền đối với tập đoàn chăm sóc sức khỏe này.

Nhà cung cấp thiết bị bán dẫn Applied Material mất 2,62% do tin tức vào tháng 2 vừa qua công ty đã nhận trát đòi hầu tòa từ Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ.

Trong khi đó, Beyond Meat leo vọt hơn 30,72% khi nhà sản xuất thịt làm từ thực vật đặt cược vào việc tăng giá và cắt giảm chi phí để cải thiện tỷ suất lợi nhuận đang sụt giảm.

Các công ty tiền điện tử lớn như Coinbase Global tăng 0,7% và Marathon Digital đóng cửa cao hơn 2,38%. Trước đó trong phiên, cả hai cổ phiếu đều chứng kiến mức tăng ấn tượng nhờ việc giá Bitcoin chạm gần mốc 64.000 USD nhưng sau đó tiền điện tử lớn nhất thế giới trượt nhẹ vào cuối phiên và hạn chế đà tăng của các cổ phiếu.

Sau một đợt tăng đạt đỉnh vào tuần trước nhờ sự phấn khích xung quanh tiềm năng của trí tuệ nhân tạo, được thúc đẩy bởi thu nhập hàng quý của Nvidia, chứng khoán Mỹ đã phải vất vả để duy trì đà tăng trong những ngày gần đây khi thị trường chờ đợi các dữ liệu lạm phát mới.

Dữ liệu hôm 28/2 một lần nữa xác nhận nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng ở mức ổn định trong quý 4 nhờ chi tiêu tiêu dùng mạnh mẽ nhưng dường như đã giảm tốc độ vào đầu năm 2024.

Chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE), thước đo lạm phát ưa thích của Fed, dự kiến sẽ cho thấy mức tăng 0,3% so với cùng kỳ hàng tháng trong tháng 1.

Bằng chứng về lạm phát dai dẳng trong dữ liệu gần đây về giá tiêu dùng và giá sản xuất, cùng với việc nền kinh tế Mỹ vẫn kiên cường theo như bình luận từ một số quan chức Fed, thị trường đã thay đổi kỳ vọng về đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên của Fed đến tháng 6.

“Bây giờ, khi những chất xúc tác từ báo cáo thu nhập đã ở phía sau, hiện tại thị trường phải điều chỉnh quỹ đạo theo lạm phát và phản ứng của Cục Dự trữ Liên bang”, Keith Buchanan, nhà quản lý danh mục đầu tư cấp cao tại GLOBALT Investments nhận xét.

Cùng với dữ liệu PCE, các báo cáo về số đơn xin trợ cấp thất nghiệp và hoạt động sản xuất sẽ được công bố trong tuần này. Các thông tin này sẽ là cơ sở để đánh giá sức mạnh của nền kinh tế Mỹ cũng như đường đi của lãi suất trong tương lai.

Chủ tịch Fed Boston Susan Collins cho biết Fed nên dành thời gian để đánh giá dữ liệu trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi chính sách nào nhằm đảm bảo được cả hai nhiệm vụ của ngân hàng trung ương là tối đa hóa việc làm và ổn định giá cả.

Ngoài ra, Chủ tịch Fed New York John Williams cũng lưu ý rằng ngay cả khi vẫn còn một khoảng cách nhất định để đạt được mục tiêu lạm phát 2%, cơ hội cắt giảm lãi suất trong năm nay vẫn đang mở và tùy thuộc vào cách dữ liệu được đưa ra.

Trên thị trường năng lượng, giá dầu đã giảm vào 28/2 khi các nhà đầu tư tiếp nhận các dữ liệu trái chiều của Mỹ, với lượng tồn kho tăng nhiều hơn dự kiến, nhưng lượng xăng dự trữ lại giảm bất ngờ ngay cả khi hoạt động của nhà máy lọc dầu được cải thiện.

Hợp đồng tương lai dầu Brent giảm 0,8% xuống 82,04 USD/thùng, dầu thô WTI của Mỹ giảm 0,4% xuống 78,54 USD/thùng.

Giá dầu thô cũng bị áp lực bởi sức mạnh của đồng USD khi thị trường đang chờ đợi dữ liệu PCE quan trọng trong tuần này để đánh giá xu hướng lạm phát và lãi suất của Mỹ.

Dữ liệu được công bố trước đó vào thứ Tư cho thấy tăng trưởng GDP hàng năm của Mỹ đã giảm xuống 3,2% trong quý 4/2023, giảm từ mức 4,9% của quý trước, cho thấy hoạt động kinh tế đang chậm lại ở nền kinh tế lớn nhất thế giới và là nước tiêu thụ dầu thô lớn nhất.

Một số quan chức Fed đã đưa ra tín hiệu về việc không nên cắt giảm lãi suất quá sớm, mặc dù một số người tiếp tục cho rằng năm 2024 sẽ chứng kiến khoảng 3 đợt cắt giảm vào nửa cuối năm.

Xem thêm

Cổ phiếu chip AI gây áp lực lên Phố Wall

Cổ phiếu chip AI gây áp lực lên Phố Wall

Chứng khoán Mỹ đóng cửa thấp điểm hơn vào 20/2, với Nasdaq có mức giảm lớn nhất khi nhà sản xuất chip Nvidia gặp khó khăn trước thềm báo cáo thu nhập, trong khi đà tăng của Walmart phần nào bù đắp cho mức giảm của Dow Industrials…

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...