Quan chức Mỹ "đau đầu" với những vụ lừa đảo khẩu trang hàng trăm triệu USD

Chỉ riêng tại Hoa Kỳ, các quan chức chính quyền đã phát hiện và cáo buộc hàng loạt các vụ lừa đảo buôn bán khẩu trang với giá trị lên tới 800 triệu USD.
Quan chức Mỹ "đau đầu" với những vụ lừa đảo khẩu trang hàng trăm triệu USD

Trong thời điểm chính phủ và các quan chức y tế phải cố gắng hết sức để chấm dứt tình trạng thiếu hụt PPE (thiết bị bảo hộ cá nhân), thì vô số kẻ lừa đảo lại tận dụng cơ hội này để trục lợi.

Cơ quan thực thi pháp luật Hoa Kỳ đã phát hiện ra hàng loạt kế hoạch lừa đảo khẩu trang với tổng trị giá lên tới 799 triệu USD trong vài tháng qua trên khắp đất nước. 

Tại New Jersey, các quan chức đã bắt giữ một kẻ buôn bán xe hơi secondhand cố tình đóng giả làm đại lý uỷ quyền để thực hiện một kế hoạch lừa đảo trị giá 45 triệu USD cho giao dịch bán 7 triệu khẩu trang - với mức markup 400%, theo đơn khiếu nại hình sự cho thấy. 

Đã có rất nhiều “giao dịch ma” xảy ra tại Hoa Kỳ trong thời gian vừa qua, khi những kẻ phạm tội tìm cách mời gọi người mua đặt cọc và sau đó ôm tiền bỏ trốn. Ngày 10/4 vừa qua, một ngừoi đàn ông đến từ Georgia cũng đã bị buộc tội gian lận khi tìm cách bán 125 triệu khẩu trang 3M và các bộ PPE khác với mức giá 750 triệu USD. Cùng với đó, 2 cá nhân khác đến từ California cũng đã bị bắt vào cuối tháng 4 vì có liên quan đến âm mưu lừa đảo PPE trị giá 4 triệu USD. 

SEC đã báo cáo sự gia tăng 35% trong các khiếu nại lừa đảo giữa bối cảnh đại dịch Covid-19. Chưa đến 20% đơn vị, cá nhân buôn bán khẩu trang là hợp pháp, theo ước tính của Alexis Wong, một nhà xuất khẩu khẩu trang có trụ sở tại Hồng Kông. Cô Wong cũng đã cung cấp những bằng chứng về báo cáo ngân hàng giả mạo có giá trị 3 tỷ USD từ những kẻ lừa đảo mà cô đã gặp phải trong khi kinh doanh mặt hàng PPE. 

Nhà sản xuất PPE tiêu chuẩn vàng 3M trước đó đã đệ trình 10 đơn kiện chống lại những cá nhân cố tình bán khẩu trang của họ mà không có liên kết kinh doanh hợp pháp thực sự với công ty, theo New York Times. 3M cũng đã thiết bị một đường dây nóng để bất kỳ người dân nào tại Mỹ hay Canada đều có thể gọi điện tố giác nếu gặp phải những đối tượng giả mạo, khả nghi cố tình chào bán những thiết bị của 3M. 

Nguồn: Forbes

Xem thêm

Vụ "mất" 4.000 khẩu trang từ thiện, Viettel Post nói gì?

Vụ "mất" 4.000 khẩu trang từ thiện, Viettel Post nói gì?

Theo Viettel Post, Công ty đã lập tức phối hợp cùng khách hàng để thực hiện điều tra quá trình bị cho là thiếu hụt của số khẩu trang vận chuyển cho khách và sẽ không dung túng cá nhân vi phạm cũng như các hành động được cho là gian lận.

Có thể bạn quan tâm

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...