Samsung công bố kế hoạch xây dựng nhà máy chip trị giá 17 tỷ USD ở Texas, Mỹ

Nhà máy hướng tới mục tiêu tới sự thúc đẩy sản xuất các chất bán dẫn logic tiên tiến, được sử dụng trong điện thoại và máy tính.
Samsung công bố kế hoạch xây dựng nhà máy chip trị giá 17 tỷ USD ở Texas, Mỹ

Samsung đang có kế hoạch xây dựng một nhà máy sản xuất chất bán dẫn trị giá 17 tỷ USD ở Texas, Mỹ trong ba năm tới như một phần trong nỗ lực gia tăng năng lực sản xuất và giảm bớt tình trạng thiếu chip toàn cầu.

Gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc đã công bố thông tin về cơ sở sản xuất rộng 5 triệu mét vuông, một ngày sau khi The Wall Street Journal đưa tin. Samsung cho biết, dự kiến ​​công việc xây dựng sẽ bắt đầu vào nửa đầu năm 2022 và hy vọng sẽ đưa địa điểm vào hoạt động vào nửa cuối năm 2024.

Tổng vốn đầu tư dự kiến, ​​17 tỷ USD, sẽ là khoản đầu tư lớn nhất mà Samsung từng thực hiện tại Hoa Kỳ. Con số này bao gồm các tòa nhà, cải tạo tài sản, máy móc và thiết bị.

Samsung bắt đầu hoạt động tại Hoa Kỳ vào năm 1978 và hiện có hơn 20.000 nhân viên trên khắp đất nước. Công ty cho biết khoản đầu tư mới nhất sẽ nâng tổng vốn đầu tư của Samsung tại Hoa Kỳ lên hơn 47 tỷ USD.

Vào tháng 2 vừa qua, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết sản xuất chất bán dẫn trong nước là sẽ là ưu tiên của chính quyền đương nhiệm. Chính quyền TT Biden hy vọng sẽ sớm khắc phục được tình trạng thiếu chip đang diễn ra và giải quyết những lo ngại của các nhà lập pháp cho rằng việc thuê sản xuất chip bên ngoài đã khiến Hoa Kỳ dễ bị tổn thương hơn trước sự gián đoạn chuỗi cung ứng.

Kinam Kim, Phó chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Bộ phận Giải pháp Thiết bị Điện tử Samsung, cho biết trong một tuyên bố rằng nhà máy sẽ giúp Samsung phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng và “đóng góp vào sự ổn định của chuỗi cung ứng chất bán dẫn toàn cầu”. Ông Kim nhấn mạnh, ông rất biết ơn sự hỗ trợ từ chính quyền Biden và các đối tác ở Texas.

Greg Abbott, thống đốc bang Texas, cho biết nhà máy sẽ mang lại cơ hội cho người dân miền Trung Texas và gia đình của họ.

Alan Priestley, phó chủ tịch phụ trách các công nghệ và xu hướng mới nổi tại công ty phân tích Gartner, nói với CNBC rằng Samsung đã có một hệ sinh thái các đối tác và nhà cung cấp được thiết lập tốt ở Texas. “Rất nhiều công ty bán dẫn có địa điểm phát triển ở Austin, vì vậy đó là một nguồn tài nguyên tốt. Như với bất kỳ khoản đầu tư lớn nào như thế này, chắc chắn sẽ có các ưu đãi địa phương (giảm thuế, tài trợ, v.v.) để khuyến khích Samsung xây dựng nhà máy ở Texas,” Priestley nói thêm.

Glenn O’Donnell, phó chủ tịch kiêm giám đốc nghiên cứu tại công ty phân tích Forrester nhận định: “Sản xuất chất bán dẫn tại Hoa Kỳ đã suy yếu trong những thập kỷ qua và việc Washington coi đây là một nguy cơ an ninh quốc gia hoàn toàn là đúng đắn. Texas có thời tiết và sự ổn định địa chất thích hợp cho một cơ sở như vậy, cùng nguồn cung lao động có hiểu biết tốt về công nghệ”.

Hai đối thủ chính của Samsung trong thị trường sản xuất chất bán dẫn hiện nay là Intel và TSMC. Vào tháng 3, Intel thông báo rằng họ đang chi 20 tỷ USD để xây dựng hai nhà máy chip mới ở Arizona, Mỹ. Trong khi đó, TSMC cũng đang xây dựng một nhà máy mới ở Arizona. Phần lớn chất bán dẫn trên thế giới hiện được sản xuất ở châu Á, trong đó Đài Loan và Hàn Quốc là những trung tâm hoạt động đặc biệt. Hoa Kỳ và Châu Âu hiện mong muốn thúc đẩy sản xuất chất bán dẫn và chip điện tử của riêng mình. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…