Sau 3 năm liên tiếp thua lỗ, Inox Kim Vĩ lên kế hoạch lãi trở lại

Công ty Cổ phần Sản xuất Xuất nhập khẩu Inox Kim Vĩ (KVC) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023. Đại hội dự kiến tổ chức vào ngày 20/6 tới đây, tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu...
Công ty Cổ phần Sản xuất Xuất nhập khẩu Inox Kim Vĩ

Theo tài liệu, công ty Inox Kim Vĩ đã lên kế hoạch kinh doanh trong năm 2023 với doanh thu 240 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2022. Khấu trừ chi phí, lợi nhuận sau thuế dự kiến 5,6 tỷ đồng, trong khi năm ngoái lỗ 12 tỷ đồng.

Inox Kim Vĩ cho biết, các giải pháp đã đề ra cho năm 2022 do khó khăn vẫn chưa thực hiện xong, năm nay sẽ tiếp tục được thực hiện. Cụ thể, công ty sẽ tận dụng lợi thế hạ tầng: cho thuê kho xưởng và đất trồng đã cho thuê nhà xưởng 1 phần để khai thác nguồn thu. Đồng thời, tiết giảm chi phí quản lý và bán hàng. Về vấn đề Logistics, công ty sẽ thuê các nhà thầu vận tải bên ngoại...

Ngoài ra, Inox Kim Vĩ cũng nỗ lực tiết giảm chi phí lãi vay, dự kiến giảm dư nợ xuống còn 95 tỷ đồng vào quý 3/2023. Tính đến 31/3/2023, công ty đang có dư nợ vay ngắn hạn là 116 tỷ đồng.

Trước đó 1 tháng, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX)  đã công bố thông tin ngày 16/5/2023, ngày hủy niêm yết cổ phiếu KVC và ngày giao dịch cuối cùng tại HNX là ngày 15/5/2023.

Cụ thể, 49,5 triệu cổ phiếu KVC sẽ bị huỷ niêm yết trên HNX do kết quả sản xuất, kinh doanh của công ty thua lỗ trong 3 năm liên tục (2020, 2021, 2022), thuộc trường hợp hủy bỏ niêm yết bắt buộc theo quy định tại điểm e khoản 1 điều 120 nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chứng khoán.

Theo Báo cáo tài chính công ty công bố, năm 2020 công ty lỗ gần 41 tỷ; năm 2021 lỗ hơn 33 tỷ và năm 2022 lỗ hơn 12 tỷ đồng.

Theo giải trình từ phía công ty Inox Kim Vĩ, hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2022 mặc dù được cải thiện hơn năm 2021 nhưng vẫn hết sức khó khăn.

Theo đó, doanh thu cả năm 2022 đạt 229 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2021. Lợi nhuận lũy kế năm 2022 tiếp tục ghi nhận con số âm 12 tỷ đồng. Nguyên nhân do ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế toàn cầu, lạm phát tăng cao, các cuộc chiến tranh thế giới dẫn đến việc tiêu thụ hàng hóa chậm, tồn kho giá cao, giá cả vật tư thu mua biến động thất thường. Giá bán không đủ bù đắp giá vốn đã làm lợi nhuận gộp của công ty bị thua lỗ. Đây cũng là tình trạng chung của các doanh nghiệp kinh doanh thép trong năm 2022. 

Trong năm 2022, mặc dù công ty đã có nhiều nỗ lực tìm kiếm giải pháp ứng phó nhằm hạn chế các khoản lỗ, phấn đấu kinh doanh có lãi để bù đắp một phần khoản lỗ lũy kế trên báo cáo tài chính năm 2021, sớm đưa cổ phiếu ra khỏi tình trạng bị kiểm soát giao dịch, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, kết quả kinh doanh của công ty không đạt được như kỳ vọng.

Công ty Cổ phần Sản xuất Xuất nhập khẩu Inox Kim Vĩ
 Diễn biến cổ phiếu KVC trong thời gian qua

Mới đây, 49,5 triệu cổ phiếu KVC đã được HNX chấp thuận đưa vào giao dịch trên thị trường UPCoM. Đáng chú ý, trong bối cảnh ngành thép dần phục hồi, công ty Inox Kim Vĩ lên kế hoạch có lãi trở lại, cổ phiếu liên tục tăng mạnh 55% sau 1 tháng. Chốt phiên giao dịch ngày 26/5, giá cổ phiếu KVC ghi nhận ở mức 1.800 đồng/cổ phiếu. Theo đó, vốn hóa trên thị trường đạt khoảng 89 tỷ đồng.

Công ty Cổ phần Sản xuất Xuất nhập khẩu Inox Kim Vĩ, địa chỉ tại số 117 Võ Văn Bích, ấp 11, xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi, TP.HCM; tiền thân là Cơ sở sản xuất thép Kim Vĩ, được thành lập năm 1989. Năm 2008, chuyển đổi mô hình kinh doanh theo hình thức công ty cổ phần, với số vốn điều lệ ban đầu là 16 tỷ đồng.

Hoạt động kinh doanh chính của công ty là sản xuất, kinh doanh inox; gia công cơ khí, xử lý và phủ tráng kim loại; bán buôn kim loại và quặng kim loại; bán buôn ô-tô và xe có động cơ khác; kinh doanh bất động sản...

Ngày 14/4/2015, cổ phiếu KVC chính thức được giao dịch trên HNX.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Nhiều doanh nghiệp đang sở hữu lượng tiền mặt khổng lồ lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Điều này giúp họ thu về khoản lãi tiền gửi lớn, con số tương đương với lợi nhuận ròng cả năm mà nhiều doanh nghiệp khác phải nỗ lực đạt được...

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Hai trong ba chỉ số chính của Phố Wall đều ghi điểm nhờ sự bứt phá mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu công nghệ và các nhà đầu tư háo hức chờ đợi báo cáo tài chính từ Nvidia. Trong khi đó, cổ phiếu Walmart cũng tăng mạnh sau khi nhà bán lẻ nâng dự báo doanh thu hàng năm…

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...