Sau INF: Mỹ tuyên bố phát triển hệ thống tên lửa siêu thanh tấn công mặt đất

Ngày 30/8/2019, Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, Lầu Năm Góc đã ký với Lockheed Martin một hợp đồng trị giá 347 triệu USD phát triển nguyên mẫu hệ thống tên lửa siêu thanh mặt đất.
Sau INF: Mỹ tuyên bố phát triển hệ thống tên lửa siêu thanh tấn công mặt đất

Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, hợp đồng này là một phần của chương trình phát triển vũ khí siêu âm tầm xa (Long-Range Hypersonic Weapon – LRHW), định hướng cung cấp cho quân đội Mỹ các hệ thống tên lửa tấn công chính xác tầm xa phòng từ bệ phóng cơ động, triển khai trên mặt đất.

Tập đoàn Lockheed Martin sẽ hợp tác với Văn phòng quản lý các Dự án vũ khí siêu âm của Quân đội phát triển và tích hợp một nguyên mẫu vũ khí siêu âm  tấn công mặt đất.

Văn phòng quản lý các Dự án vũ khí siêu âm của Quân đội là thành viên của Cơ quan phát triển khả năng phản ứng nhanh và Công nghệ ứng phó khẩn cấp của Quân đội Mỹ.

Nhóm nghiên cứu của Lockheed Martin bao gồm: Công ty Giải pháp kỹ thuật Dynetics (DTS), Công ty tích hợp các giải pháp tiên tiến (Integration Innovation Inc. (i3), Công ty tích hợp hệ thống thực tế  Verity Integrated Systems Inc, Công ty Martinez & Turek và công ty nghiên cứu Penta.

Eric Scherff, Phó Chủ tịch Chương trình tấn công siêu thanh thuộc Bộ phận Không gian của tập đoàn Lockheed Martin (Lockheed Martin Space) cho biết: “Lockheed Martin đang thúc đẩy nhanh chóng phát triển các giải pháp kỹ thuật cho những chương trình ưu tiên cấp quốc gia này Đây chính là sự liên kết phối hợp tất nhiên nhiên với các doanh nghiệp cùng nhóm ngành chúng tôi.

“Chúng tôi tin tưởng rằng sự liên kết phối hợp của chúng tôi sẽ có được những kinh nghiệm và khả năng công nghệ độc đáo phục vụ cho Quân đội, giúp chúng tôi có được vị thế tốt nhất để cung cấp tiềm lực quan trọng này cho quốc gia”.

“Lockheed Martin tự hào là tập đoàn công nghiệp quốc phòng, phối hợp với Quân đội tích hợp phương tiện bay lướt sóng siêu âm thông thường và nguyên mẫu hệ thống vũ khí siêu âm tấn công trên đất liền. Chúng tôi cam kết tích hợp tốt nhất những gì công ty chúng tôi đã phát triển thành công để hiện thực hóa chương trình vũ khí ưu tiên cấp quốc gia này”.

Tên lửa tấn công siêu thanh tầm xa có tốc độ bay vượt quá Mach 5 này là chủng loại vũ khí quan trọng trong nỗ lực của Lầu Năm Góc nhằm hiện đại hóa hỏa lực chính xác tầm xa cho quân đội, và phục vụ chiến lược an ninh quốc gia, có thể ngăn chặn những mối đe dọa tiềm tàng từ các quốc gia thù địch khác.

Việc chế tạo vũ khí trang bị thuộc chương trình vũ khí siêu âm tầm xa (Long-Range Hypersonic Weapon – LRHW) sẽ được thực hiện tại các cơ sở công nghiệp của Lockheed Martin ở các bang Alabama, Colorado, California và Texas.

Tạp chí Army AL & T cho biết, theo hợp đồng, quân đội Mỹ sẽ có được nguyên mẫu vũ khí thử nghiệm đầu tiên vào năm tài chính 2023. Hệ thống vũ khí siêu âm di động phóng từ đất liền sẽ được trang bị tên lửa siêu thanh, bay hành trình với tốc độ trên 3.800 dặm một giờ (6116 km/h).

Chương trình vũ khí siêu âm tấn công tầm xa (Long-Range Hypersonic Weapon). Ảnh Defense Blog

Defence Blog

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...