“Siêu doanh nghiệp” 144.000 tỷ đồng đã biến mất

Theo ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Thống kê, cho biết Công ty USC Interco đăng ký thành lập ngày 17/1 với số vốn 144.000 tỷ đồng, tương đương 6,3 tỷ USD hiện không còn tồn tại.
“Siêu doanh nghiệp” 144.000 tỷ đồng đã biến mất

Lý giải về điều này, Tổng cục trưởng Thống kê cho hay luật quy định khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, sau 90 ngày (thời hạn góp vốn), doanh nghiệp phải thực hiện góp vốn đúng theo cam kết. Tuy nhiên, đã 90 ngày từ 17/1, USC Interco chưa góp đủ vốn.

Cuối tháng 2, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội xác nhận cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho một doanh nghiệp ở Hoài Đức có vốn điều lệ là 144.000 tỷ đồng trong lĩnh vực bất động sản, xây dựng. Khi cấp giấy chứng nhận, cán bộ đăng ký kinh doanh thấy bất thường vì số vốn quá lớn. Tuy nhiên, doanh nghiệp khẳng định là không nhầm và cam kết sẽ góp đủ số vốn điều lệ này trong vòng 90 ngày theo đúng quy định.

Đây là mức vốn điều lệ lớn thứ 3 cả nước, chỉ sau PVN và EVN và tương đương tổng vốn điều lệ của 4 ngân hàng nhà nước lớn nhất là Agribank, BIDV, Vietcombank và Vietinbank cộng lại và thậm chí còn lớn hơn vốn điều của Viettel.

Rất nhanh chóng lai lịch các cổ đông của USC Intercon được xác minh, trong đó 1 cổ đông nắm giữ 30% cổ phần – tương ứng sẽ góp 43.200 tỷ đồng cho biết mình sống bằng nghề ship nước khoáng và cho mượn giấy tờ để thành lập công ty. Cổ đông này cho biết con số vốn điều lệ không tưởng trên là do "ghi nhầm khi say rượu" và sẽ tiến hành các thủ tục để hủy hồ sơ thành lập công ty.

Hiện, trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, tình trạng của USC Interco được ghi chú là: Bị khóa.

Người đại diện theo pháp luật của USC Interco là ông Trần Gia Phong còn là người đại diện theo pháp luật của Cty TNHH Tư vấn đầu tư Xây dựng và Phát triển thương mại Xuất nhập khẩu USC (USC IETDACI) và công ty này cũng ở trong tình trạng Bị khóa.

Việc đăng ký thành lập doanh nghiệp đã phân cấp cho các sở kế hoạch và đầu tư (KH&ĐT), phòng đăng ký kinh doanh địa phương. Khi thông tin về doanh nghiệp trên chuyển lên Bộ KH&ĐT, Cục Đăng ký kinh doanh đã rà soát, trao đổi lại với Sở KH&ĐT và phát hiện ra điểm bất cập, kịp thời chấn chỉnh.

Ông Lâm cho rằng trường hợp về doanh nghiệp đăng ký vốn 144.000 tỷ đồng là điểm cần rút kinh nghiệm trong quá trình đăng ký doanh nghiệp, để loại trừ những doanh nghiệp tạm gọi là “doanh nghiệp ma”.

Có thể bạn quan tâm

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Mùa Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của các công ty chứng khoán đang đến gần, với nhiều kế hoạch kinh doanh tham vọng được công bố. Những con số ấn tượng về doanh thu và lợi nhuận phản ánh kỳ vọng hồi phục mạnh mẽ sau một năm đầy biến động...

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Khi thời điểm công bố báo cáo giữa kỳ của FTSE Russell về kết quả xếp hạng thị trường đang đến gần, thị trường đang xôn xao trở lại về khả năng Việt Nam được nâng hạng từ thị trường "cận biên" lên thị trường "mới nổi" trong năm 2025...

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

VN-Index điều chỉnh sau chuỗi tăng mạnh, kết phiên ngày 26/3 giảm 5,83 điểm xuống 1.326 điểm, VN30 giảm 7,32 điểm còn 1.381 điểm. Thị trường phân hóa rõ nét, thanh khoản giảm, khối ngoại tiếp tục bán ròng 515 tỷ đồng, trong khi các chuyên gia khuyến nghị thận trọng và ưu tiên quản trị rủi ro...

FTSE Vietnam 30 Index chốt sổ: DIG bị loại, VPI lọt rổ

FTSE Vietnam 30 Index chốt sổ: DIG bị loại, VPI lọt rổ

FTSE Vietnam 30 Index vừa hoàn tất kỳ đánh giá quý 1/2025, loại bỏ DIG và bổ sung VPI vào danh mục của Fubon ETF. Sự thay đổi này phản ánh chiến lược điều chỉnh của các quỹ ETF ngoại, ảnh hưởng đến dòng vốn và xu hướng thị trường...