Singapore: Giá thuê mặt bằng và giá điện tăng cao làm giảm tỷ suất lợi nhuận của các nhà bán lẻ

Hiệp hội các nhà bán lẻ Singapore cho biết, các doanh nghiệp bán lẻ ở Singapore đang phải vật lộn với chi phí cao hơn khi giá thuê mặt bằng và giá năng lượng tăng cao.
Singapore: Giá thuê mặt bằng và giá điện tăng cao làm giảm tỷ suất lợi nhuận của các nhà bán lẻ

Áp lực chi phí là mối quan tâm lớn đối với nhiều nhà bán lẻ Singapore, những người chưa hoàn toàn chuyển đổi sự tác động về biến động giá cả tới người tiêu dùng và hiện đang cảm thấy đang bị “ép lợi nhuận”, Ernie Koh, chủ tịch hiệp hội nói với CNBC. 

Công ty tiện ích Singapore SP Group thông báo giá điện sẽ tăng khoảng 8% so với quý trước từ tháng 7 đến tháng 9.

“Sự gia tăng chủ yếu là do chi phí năng lượng cao hơn do giá khí đốt và dầu toàn cầu tăng do cuộc xung đột Nga - Ukraine trở nên trầm trọng hơn,” SP Group cho biết.

Bộ Tài chính Singapore cho biết vào tháng 6, giá năng lượng có thể sẽ tiếp tục tăng trong nửa cuối năm 2022 và người dân phải đối mặt với tỷ lệ lạm phát tiếp tục ở mức cao. 

Tháng trước, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Tài chính Singapore Lawrence Wong đã công bố gói hỗ trợ trị giá 1,5 tỷ USD nhằm cứu trợ ngay lập tức cho các nhóm dễ bị tổn thương và các doanh nghiệp địa phương đang phải đối mặt với chi phí hoạt động tăng cao. 

Ông Ernie Koh cho biết, chính phủ đã chủ động trong việc ứng phó với thị trường đầy biến động và sẵn sàng giúp các nhà bán lẻ quản lý hóa đơn tiền điện và việc tăng giá thuê mặt bằng. 

Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng ý với nhận định rằng giá điện cao đang tác động đến các nhà bán lẻ. Song Seng Wun, nhà kinh tế tại Ngân hàng tư nhân CIMB, cho biết tiền điện chỉ đóng góp một phần nhỏ vào chi phí gia tăng của các nhà bán lẻ.

Ông cho biết tiền thuê mặt bằng, chi phí lao động và phí tiện ích cũng đã tăng lên và nó đang “ảnh hưởng đến tất cả mọi người” bao gồm cả các doanh nghiệp bán lẻ. “Đối với các doanh nghiệp bán lẻ, xét về chi phí năng lượng, chỉ cần điện để bật và tắt đèn. Vì vậy, chúng tôi thấy rằng đó chỉ là một tỷ lệ nhỏ trong tổng chi phí," ông Song nói thêm.

Doanh số bán lẻ tăng

Bất chấp bối cảnh lạm phát hiện tại, doanh số bán lẻ trong tháng 5 tại Singapore đã tăng 17,8% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn so với mức tăng 12,1% của tháng 4, theo dữ liệu từ Bộ thống kê SingStat.

Nếu loại trừ xe có động cơ, doanh số bán lẻ đã tăng 22,6% trong tháng 5, so với mức tăng 17,4% của tháng trước, SingStat cho biết.

Brian Tan, nhà kinh tế cấp cao tại Barclays nhận xét: “Không có gì đáng ngạc nhiên khi chúng tôi thấy nhu cầu tăng lên theo một cách đáng kể như vậy.” Ông cho rằng nhu cầu chi tiêu đang đến từ khách du lịch, thay vì người dân Singapore. “Du lịch quốc tế quay trở lại rõ ràng đang giúp thúc đẩy tiêu dùng ở Singapore.”

Ông bác bỏ các gợi ý rằng lí do doanh số bán lẻ tăng là bởi khuynh hướng "chi tiêu trả thù" từ người dân Singapore hậu đại dịch và nói "điều đó không hợp lý" vì những nhu cầu dồn nén đó đã có thể được giải quyết trong suốt 6 tháng qua. 

Các trung tâm mua sắm bị ảnh hưởng nặng nề bởi các hạn chế của Covid-19 vào năm 2021 đã chứng kiến ​​doanh số bán hàng tăng 73,1% khi niềm tin của người tiêu dùng tăng trở lại. Tuy nhiên, doanh số của các siêu thị thực phẩm lại giảm 10,3% so vào năm ngoái - thời điểm hầu hết mọi người dân phải ở nhà vì dịch, SingStat báo cáo.

Doanh số bán xe có động cơ giảm 10,2% so với năm ngoái và giảm 5,7% so với tháng trước.

Ông Tan cho biết điều này chủ yếu là do chi phí sở hữu ô tô tăng cao. Ngoài việc trả tiền cho chiếc xe, chủ sở hữu ô tô cũng phải trả tiền cho giấy phép sở hữu, được gọi là Giấy chứng nhận quyền lợi (COE). COE cho một loại ô tô đạt mức cao kỷ lục 110.524 SGD trong tuần này - vượt qua mức cao trước đó vào năm 1994, theo báo cáo địa phương.

Mặc dù doanh số bán đồ nội thất và thiết bị gia dụng tăng 4,7% so với năm ngoái nhưng lại giảm 1,7% so với tháng trước. “Nếu bạn nghĩ về hai năm qua, rất nhiều nhu cầu trong lĩnh vực này là do mọi người buộc phải làm việc và học tập ở nhà. Giờ đây khi người lớn quay trở lại văn phòng, học sinh tới trường và mọi người có thể đi du lịch, nhu cầu chắc chắn sẽ giảm đi,” ông Tan giải thích.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…