Tạm đình chỉ vụ ly hôn nghìn tỷ của "nhà" Trung Nguyên

Tòa án nhân dân TP. HCM đã tạm đình chỉ vụ án ly hôn giữa nguyên đơn là bà Lê Hoàng Diệp Thảo và bị đơn là ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn cà phê Trung Nguyên.
Tạm đình chỉ vụ ly hôn nghìn tỷ của "nhà" Trung Nguyên

Ngày 2/1, TAND cấp cao tại TPHCM cho biết cơ quan này đã nhận được đơn kháng cáo của bà Lê Hoàng Diệp Thảo về việc TAND TPHCM tạm đình chỉ vụ án ly hôn giữa bà Thảo và bị đơn là ông Đặng Lê Nguyên Vũ (sinh năm 1971, chồng của bà Thảo, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn cà phê Trung Nguyên).

Trước đó, TAND TPHCM quyết định tạm đình chỉ vụ án để tòa thu thập thêm chứng cứ của vụ án. Không đồng tình với quyết định trên, bà Lê Hoàng Diệp Thảo kháng cáo yêu cầu tòa cấp cao hủy quyết định đó.

Nội dung vụ việc, cuối năm 2015, bà Thảo lần đầu gửi đơn ly hôn ra tòa, yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ quyền đồng sở hữu tài sản của vợ chồng tại tập đoàn Trung Nguyên trong vụ án ly hôn.

Đến tháng 9/2018, TAND TP. HCM cũng từng mở phiên tòa xét xử vụ án ly hôn giữa nguyên đơn là bà Lê Hoàng Diệp Thảo và bị đơn là ông Đặng Lê Nguyên Vũ. Tuy nhiên, cả bà Thảo và ông Vũ đều có đơn xin hoãn phiên tòa. Lý do đưa ra của ông Đặng Lê Nguyên Vũ là ông đang đi công tác nước ngoài.

Trong khi đó, bà Thảo cũng có đơn khiếu nại khẩn cấp đề nghị hủy bỏ phiên xét xử vì cho rằng các yêu cầu của thẩm phán phiên tòa không đúng thủ tục tố tụng.

Trước đó, TAND TP. HCM đã mở 3 phiên hòa giải dành cho vợ chồng ông chủ cà phê Trung Nguyên. Theo đó, ông Vũ và bà Thảo đã thuận tình ly hôn nhưng chưa thống nhất được việc cấp dưỡng nuôi con và phân chia tài sản.

Bà Thảo đã yêu cầu được nuôi dưỡng 4 người con chung và yêu cầu ông Vũ cấp dưỡng nuôi con đối với mỗi người con là 5% số cổ phần của ông Vũ, 4 người con là 20% số cổ phần của ông Vũ.

Phần ông Vũ yêu cầu được nuôi dưỡng 4 người con chung và không yêu cầu bà Thảo cấp dưỡng nuôi con. Ông Vũ tôn trọng nguyện vọng của các con.

Nếu các con muốn sống với mẹ và nếu tòa án phán quyết giao cho bà Thảo nuôi dưỡng 4 người con chung, ông Vũ cấp dưỡng mỗi người con là 5% số cổ tức của ông, 4 người con là 20% số cổ tức của ông. Ông Vũ cấp dưỡng nuôi con cho đến khi người con đã thành niên, tốt nghiệp đại học.

Từ năm 2015 đến nay, tranh chấp xảy ra liên miên giữa vợ chồng “vua cà phê Việt”.

Tháng 4/2015, ông Đặng Lê Nguyên Vũ đột ngột bãi nhiệm chức danh Phó tổng giám đốc thường trực của bà Lê Hoàng Diệp Thảo tại Tập đoàn Trung Nguyên. Bà Thảo có văn bản không đồng ý việc triệu tập cuộc họp nhưng sau đó ông Vũ vẫn tổ chức mà vắng mặt người có liên quan.

Bà Thảo và ông Vũ đã xảy ra nhiều vụ kiện kinh tế, hành chính: bà Thảo kiện việc bãi nhiệm không hợp lệ; riêng ông Vũ kiện bà Thảo chiếm đoạt con dấu của Công ty Cổ phần Đầu tư Trung Nguyên (TNH).

Mới đây vào tháng 5/2018, Công ty Cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên (Trung Nguyên IC) – một thành viên của Tập đoàn Trung Nguyên đã khởi kiện bà Lê Hoàng Diệp Thảo tại Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang, buộc bà Thảo chấm dứt hành vi sử dụng trái phép chi nhánh Trung Nguyên IC tại Bắc Giang để sản xuất sản phẩm King's Coffee và đòi bà Thảo bồi thường 1.709 tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...