Hầu hết các mục tiêu đặt ra để trở thành nước công nghiệp vào 2020 được thừa nhận rất khó đạt được. Chính sách phát triển công nghiệp của Việt Nam được xem là rườm rà về câu chữ, không có trọng điểm, quá nhiều ưu tiên và thua xa các nước ở châu Á và cả châu Phi.Dừng ở soạn thảo văn kiện“Tham gia vào quá trình làm chính sách tại 20 quốc gia ở châu Á và châu Phi, nói thật lòng chính sách công nghiệp của các bạn không tốt lắm, nằm ở tốp cuối. Một số nước châu Phi còn có chính sách tốt hơn các bạn”.Đây là chia sẻ của GS. Kenichi Ohno - Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc gia Nhật Bản tại Tọa đàm “Chính sách công nghiệp quốc gia của Việt Nam: Thực trạng và định hướng đổi mới trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế” do Ban Kinh tế Trung ương tổ chức ngày 25/08/2016.Theo vị giáo sư có 20 năm kinh nghiệm theo sát quá trình làm chính sách tại Việt Nam, chính sách công nghiệp của Việt Nam đều phải trải qua các bước: từ soạn văn kiện, triển khai thực hiện và tác động mang lại. Tuy nhiên, ở Việt Nam, thường chỉ dừng lại ở việc soạn văn kiện.
Ông Ohno chỉ ra rằng, trong chính sách phát triển công nghiệp của Việt Nam, thông tin cốt lõi không có hoặc chưa rõ; thông tin nền bối cảnh, đường lối chủ trương và nội dung phần tầng quá nhiều, không biết đâu là ý chính ý phụ. Trong khi đó thiếu kế hoạch hành động và cơ chế giám sát; khung thời gian quá xa tới tận 2035 trong khi thời buổi hội nhập như thế này 2025 còn chưa biết như thế nào.“Mục tiêu quá nhiều, đưa ra 13-18 mục tiêu, thay vì nên chọn 1-2. Ưu tiên quá nhiều tập trung vào cả những mục tiêu nhỏ lẻ của từng ngành. Quá nhiều ưu tiên có nghĩa là không ưu tiên gì’, ông Ohno nhấn mạnh.Trong khi đó, tầm nhìn của các nước khác rất rõ ràng, độc đáo, ngắn gọn và dễ nhớ. Tầm nhìn của Malaysia năm 2020 là “đạt thu nhập cao, mang tính toàn diện và bền vững”. Thái Lan dưới thời Thủ tướng Thaksin đưa ra tầm nhìn “Trở thành một Detroit của châu Á”. Còn Ethiopia muốn “Trở thành một nhà lãnh đạo trong sản xuất ánh sáng ở châu Phi vào năm 2025."TS. Dương Đình Giám, Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, nguyên Viên trưởng Viện chính sách công nghiệp, Bộ Công thương cho biết, chính sách phát triển công nghiệp mới được phê duyệt hơn 2 năm qua (hồi tháng 6/2014) do ông chắp bút xây dựng và giờ đây đề xuất bổ sung hoàn thiện.“Số lượng các ngành ưu tiên quá nhiều. Hầu hết các ngành đều muốn có tên. Một chiến lược, 1 quy hoạch xây dựng ra mà không có kế hoạch hành động thì không có giá trị”, ông Giám nói.Tại diễn đàn, nhiều chuyên gia chia sẻ nỗi buồn: cho đến nay, công nghiệp chúng ta vẫn chưa làm được dây điện thoại, bó tay với ốc ít, sơn ô tô… chưa nói đến phát triển công nghiệp ô tô.Ông Trương Thanh Hoài, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng, Bộ Công thương thừa nhận, trong bao nhiêu năm qua DN trong nước chưa có 1kg thép chế tạo nào, trong khi mỗi năm nhập 18 triệu tấn, dẫn tới nhập siêu là 7 tỷ USD. Và cho đến nay, sau bao nhiêu năm, mới có 10 DN tham gia được vào với Samsung.Từ thực tế này, ông Hoài cho rằng, chính sách đặt ra mục tiêu quá cao trong khi nền công nghệ không có gì.Ông Giám khẳng định, công nghệ Việt Nam lạc hậu 2-3 thế hệ và thách thức đối với ngành công nghiệp là rất lớn, từ nguồn nhân lực chất lượng thấp cho tới quy mô DN có xu hướng ngày càng nhỏ đi.Đại diện Chương trình quốc gia Unido tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam cần 30 năm mới bắt kịp Phillippines.Chiến lược mới cho giai đoạn mớiTại diễn đàn này, ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính Trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhắc lại rằng, nhiều chỉ tiêu, tiêu chí trong mục tiêu phấn đấu để đến 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa đạt được.Tuy nhiên theo ông Bình, cách thức để trở thành nước công nghiệp đã có những thay đổi. Theo đó: “tiếp tục đẩy mạnh quá trình này theo hướng kết hợp có hiệu quả phát triển chiều rộng với chiều sâu, chú trọng phát triển chiều sâu, nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh trên cơ sở nâng cao năng suất lao động, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, đổi mới và sáng tạo”.
Với yêu cầu này, ông Bình cho rằng các chính sách công nghiệp của Việt Nam vẫn còn rất nhiều hạn chế, bất cập, nhiều nội dung không phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế cũng như xu thế mới của phát triển công nghiệp.Vì thế, ông Bình nhấn mạnh yêu cầu được Đại hội Đảng lần thứ XII xác định là: “Rà soát, bổ sung chiến lược phát triển công nghiệp”.Trước yêu cầu này, ông Ohno cho rằng, việc đầu tiên của Việt Nam là nên học hỏi làm thế nào để thúc đẩy hiệu quả bất kỳ ngành công nghiệp nào. Số lượng thực không nê quá rộng. Có thể một hoặc một vài ngành là đủ để thí điểm. Đó là một kinh nghiệm phổ biến trên toàn cầu để sản xuất thành công đầu tiên trong những ngành nhỏ, sau đó là toàn bộ ngành công nghiệp và trên toàn quốc với các bước thích hợp.“Việt Nam nên chỉ tập trung vào 2-5 ngành ưu tiên là đủ và phải đưa ra với căn cứ dữ liệu rõ ràng để hậu thuẫn’, ông Ohno nói.Bên cạnh đó, ông Ohno cũng lưu ý, cách thức làm chính sách rất quan trọng. Có 5 điều kiện then chốt để đạt chuẩn làm ra chính sách: tầm nhìn, xây dựng sự đồng thuận, phương pháp soạn văn bản, đảm bảo sự tham gia đầy đủ của các ban liên quan, có ban thư ký có đủ thẩm quyền để điều phối quá trình làm ra văn bản này.Trong đó, ông Ohno nhấn mạnh: tầm nhìn với sự tham gia với tư cách cá nhân của lãnh đạo cấp cao là điều vô cùng quan trọng.Và để chọn một tầm nhin cho Việt Nam, ông Dương Đình Giám đề xuất, Việt Nam nên trở thành nước cung cấp các sản phẩm nông sản và nông sản chế biến chất lượng cao với 1 số thương hiệu mạnh, tầm cỡ khu vực và thế giới. Đồng thời, phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan tới nông nghiệp với ưu tiên: cơ khí nông nghiệp, cơ khí hóa chất, cơ khí vận tải…Ông Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Nghiên cứu của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright lưu ý rằng, rằng, thực trạng Việt Nam hiện rất khác so với 10-20 năm trước nhưng cách thức làm chính sách vẫn thế. Vẫn tham vấn chủ yếu doanh nghiệp nhà nước hiện chỉ đóng góp 30% vào GDP mà chưa tham vấn nhiều khu vực tư nhân.V. Hà/VNN