Tesla bán phá giá 75% tài sản bitcoin sau một năm ca ngợi về 'tiềm năng dài hạn' của tiền ảo

Trong báo cáo thu nhập quý hai của Tesla cho thấy, nhà sản xuất xe điện đã "chuyển đổi khoảng 75% giao dịch mua Bitcoin thành tiền tệ fiat."
Tesla bán phá giá 75% tài sản bitcoin sau một năm ca ngợi về 'tiềm năng dài hạn' của tiền ảo

Đầu năm ngoái, Tesla đã đầu tư 1,5 tỷ USD vào bitcoin, loại tài sản mà vào thời điểm đó nhà sản xuất ô tô điện ca ngợi là “tiềm năng dài hạn” của tiền kỹ thuật số. Nhưng đến nay, công ty đã bán 3/4 số bitcoin mà mình nắm giữ.

“Tính đến cuối quý 2, chúng tôi đã chuyển đổi khoảng 75% giao dịch mua Bitcoin của mình thành tiền tệ fiat,” Tesla cho biết trong báo cáo thu nhập quý 2 được công bố vào 20/7. Công ty cũng cho biết doanh số bán hàng trong quý đã bổ sung 936 triệu USD tiền mặt vào bảng cân đối kế toán của mình.

Đó là một động thái rút lui nhanh chóng đối với Tesla và Giám đốc điều hành Elon Musk, người đã luôn lên tiếng ủng hộ tiền điện tử trong suốt một thời gian, thường xuyên chia sẻ ý kiến về các loại tiền kỹ thuật số trên thị trường. Giá bitcoin đã mất đi một nửa giá trị trong bốn tháng qua trong khoảng thời gian được gọi là “mùa đông tiền điện tử”.

Đối với Tesla, giá trị thị trường tương ứng của lượng bitcoin công ty đã nắm giữ trong quý đầu tiên của năm 2021 là 2,48 tỷ USD và kết thúc năm 2021 ở mức khoảng 2 tỷ USD. Công ty không cho biết họ đã bán bitcoin của mình với giá bao nhiêu hay tiết lộ mức độ suy giảm của nó, nhưng trong năm nay bitcoin có giá gần 46.000 USD khi bắt đầu quý II/2022 và kết thúc Quý ở dưới mức 19.000 USD.

Nhà phân tích Brian Johnson tại Barclays đã ước tính vào đầu tuần này rằng Tesla sẽ chứng kiến ​​khoản thiệt hại liên quan đến bitcoin trị giá 460 triệu USD do việc bán tháo.

Giám đốc điều hành Tesla Elon Musk chia sẻ: “Lý do chúng tôi bán một lượng lớn bitcoin là bởi công ty không chắc khi nào các hạn chế Covid-19 ở Trung Quốc sẽ giảm bớt, vì vậy, điều quan trọng là chúng tôi phải tối đa hóa vị thế tiền mặt của mình. Đừng lấy việc này để đánh giá sai lầm về bitcoin.” Đồng thời, vị tỷ phú cũng nói thêm rằng Tesla sẵn sàng tăng lượng nắm giữ tiền điện tử của mình trong tương lai. 

Tuy nhiên, khi được hỏi về tiềm năng của bitcoin như một hàng rào lạm phát, Elon Musk nói rằng mục tiêu chính của Tesla là đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng bền vững và gọi bitcoin là “một chương trình phụ cho một chương trình phụ”.

Trong quý đầu tiên của năm 2021, khi Tesla phát triển lớn mạnh về mảng bitcoin, công ty cho biết quyết định này [sở hữu bitcoin] là nhằm mục đích trở nên linh hoạt hơn, đa dạng hóa và thu lợi nhuận từ nhiều mảng đầu tư. Công ty đã nhanh chóng bán 10% khi loại tiền này tăng giá, đóng góp 101 triệu USD lợi nhuận trong kỳ.

Cũng vào thời điểm đó, Tesla cho biết mục đích của công ty là “duy trì lâu dài những gì chúng tôi có và tiếp tục tích lũy bitcoin từ các giao dịch mua xe của khách hàng”. Tuy nhiên, vào tháng 5 năm ngoái, Elon Musk lại cho biết Tesla sẽ ngừng chấp nhận bitcoin để mua xe hơi vì tác động môi trường của việc khai thác, nhưng nói thêm rằng công ty “sẽ không bán bất kỳ bitcoin nào”. Một tuần sau, vị CEO đã tweet các biểu tượng cảm xúc cho thấy công ty có “bàn tay kim cương” khi nói đến đầu tư bitcoin và ghi nhận mình là “bậc thầy về đồng coin”. 

Dù vậy, quả đúng là rất nhiều thứ có thể thay đổi chỉ trong một năm.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Các nhà sáng tạo nội dung Trung Quốc, tự xưng là đơn vị sản xuất cho hàng loạt thương hiệu xa xỉ, đã nhanh chóng tạo nên một làn sóng “trả đũa” trên TikTok khi chào bán các sản phẩm “dupe” giá rẻ như một phản ứng trước thuế quan của Mỹ đối với quốc gia này…

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Từ Apple và Boeing đến Nike và Starbucks và cả Tesla đều đang trở thành nạn nhân trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi Trung Quốc có những quyết định cứng rắn với hoạt động của các ông lớn này tại thị trường quan trọng nhất của họ...

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Tổng thống Trump khơi mào cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bằng các áp đặt thuế quan, Trung Quốc cũng không ngần ngại đáp trả bằng các áp đặt thuế quan tương đương. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã bắt đầu. Câu hỏi đặt ra là cuộc chiến này sẽ đưa cả hai bên, và cả thế giới đi đến đâu?