Thành Thành Công Biên Hoà: Khi cơ chế chỉ vừa với "ông lớn" ngành đường

Mặc cho toàn ngành đường liên tục gặp khó khăn, TTC Sugar vẫn luôn ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan, trong đó đóng góp tỷ trọng lớn là mảng kinh doanh đường (86%). Có ý kiến cho rằng, vị thế này có được là do doanh nghiệp đã khéo "lách" cơ chế.
Thành Thành Công Biên Hoà: Khi cơ chế chỉ vừa với "ông lớn" ngành đường

CTCP Thành Thành Công Biên Hoà (TTC Sugar, mã: SBT) - doanh nghiệp của gia đình cựu Chủ tịch Sacombank Đặng Văn Thành. Và hiện đang là doanh nghiệp mía đường lớn nhất với hơn 46% thị phần nội địa, có vùng nguyên liệu 63.827 ha tại Việt Nam, Lào, Campuchia, tổng công suất sản xuất đạt 4.250 tấn đường/ngày.

Trong nhiều năm qua, TTC Sugar luôn là đơn vị dẫn đầu về cả doanh thu và lợi nhuận sau thuế ngay cả khi ngành đường gặp khó khăn.

Doanh thu khủng từ đường

Báo cáo tài chính (BCTC) của TTC Sugar trong những năm gần đây cho thấy, doanh thu từ đường luôn chiếm tới hơn 90% tổng doanh thu của doanh nghiệp và tăng trưởng đều đặn qua hàng năm.

Cập nhật kết quả kinh doanh mới nhất của TTC Sugar cho thấy, kết thúc quý II niên độ tài chính 2020-2021, TTC Sugar đạt doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 3.851 tỷ đồng và 140 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 30% và 7,7 lần so với cùng kỳ. Trong đó, mảng đường chiếm tỷ trọng lớn nhất là 97%.

Đối với mảng đường, doanh thu thuần quý II đạt 3.748 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái, sản lượng đường tiêu thụ đạt 338.000 tấn, tăng 32% và giá bán đường bình quận đạt 11,08 triệu/tấn, tăng 2% so với cùng kỳ.

Trong quý II, lợi nhuận gộp của TTC Sugar đạt 495 tỷ đồng, tăng 144% so với cùng kỳ, biên lợi nhuận gộp đạt 12,7% cải thiện đáng kể so với cùng kỳ là 6,3%. Điều này có được nhờ giá bán tăng 2% và đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm đường Organic và RE với biên lợi nhuận cao hơn đường RS vào thị trường EU và Trung Quốc.

Trong con số 495 tỷ đồng lợi nhuận gộp thì lợi nhuận gộp đến từ mảng đường là 447 tỷ đồng (tăng 171% so với cùng kỳ), chiếm 90,3% tỷ trọng.

Trong một báo cáo phân tích về cổ phiếu SBT mới đây của Công ty chứng khoán BIDV (BSC), các chuyên gia phân tích đã đưa ra dự báo cả niên độ tài chính 2020 - 2021 TTC Sugar có khả năng đạt 15.482 tỷ đồng doanh thu và 457 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 20,1% và 25% so với thực hiện năm trước.

Tất nhiên, doanh thu mảng đường của doanh nghiệp vẫn là chủ yếu với ước tính của BSC là gần 14.600 tỷ đồng, tăng 21,6% so với năm trước và chiếm 94% tỷ trọng tổng doanh thu.

Trước đó, trong niên độ tài chính 2019-2020, công ty cũng ghi nhận doanh thu thuần đạt 12.888 tỷ đồng, tăng 18,7% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt gần 363 tỷ đồng, tăng gần 40% so với cùng kỳ (theo BCTC kiểm toán).

Về cơ cấu doanh thu, đường vẫn là mảng kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất của TTC Sugar với hơn 93% khi đạt 12.002 tỷ đồng; lợi nhuận gộp mảng đường ghi nhận 1.339 tỷ đồng.

Diễn biến tương tự cũng diễn ra trong niên độ 2018-2019 với doanh thu thuần đạt 10.856 tỷ đồng, doanh thu mảng đường chiếm hơn 97% đạt 9.471 tỷ đồng; Tổng lợi nhuận gộp của doanh nghiệp trong niên độ này đạt 871,7 tỷ đồng, trong đó mảng đường đạt gần 850 tỷ đồng. Sau khi trừ đi các chi phí, TTC Sugar thu về gần 259,3 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

Lợi thế từ nội tại hay khéo "bôi trơn"?

Ngành mía đường Việt Nam trong những năm qua gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt sau khi hiệp định ATIGA có hiệu lực. Ngành mía đường Thái Lan được trợ giá, trợ cấp nên đường Thái Lan nhập khẩu vào Việt Nam rất thấp, giá thành sản xuất đường của các nhà máy trong nước không thể cạnh tranh được kể cả việc phải mua giá mía thấp của bà con nông dân.

Diễn biến này khiến các doanh nghiệp ngành mía đường lao đao trong những năm vừa qua khi liên tiếp rơi vào cảnh thua lỗ, thậm chí có doanh nghiệp phải đứng trước nguy cơ phá sản. Tuy nhiên, nhìn vào kết quả kinh doanh của TTC Sugar không thể tìm thấy một dấu vết nào của những khó khăn mà ngành đường phải gánh chịu.

Vùng nguyên liệu của TTC Sugar là 63.827 ha tại Việt Nam, Lào, Campuchia
Vùng nguyên liệu của TTC Sugar là 63.827 ha tại Việt Nam, Lào, Campuchia

Vậy, điều gì đã làm nên "kỳ tích" này? Không thể phủ nhận với lợi thế thị phần và việc chủ động nguồn nguyên liệu đã hỗ trợ tích cực cho TTC Sugar trong hoạt động kinh doanh nhưng ngành đường vẫn có nhiều doanh nghiệp khác có lợi thế tương tự nhưng cũng không thoát khỏi xu thế chung.

Mới đây, Bộ Công thương vừa ban hành Quyết định số 477/QĐ-BCT áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp tạm thời đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan ở mức trung bình là 33,88%.

Đây được xem là phao cứu sinh” đối với ngành mía đường đang trong cơn “thập tử nhất sinh”. Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý là quyết định này có thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp tạm thời là 120 ngày, kể từ ngày có hiệu lực (16/2/2021). Áp dụng hồi tố đối với đường nhập khẩu trong thời hạn 90 ngày trước thời hạn này, nếu xác định được đường bị bán phá giá, có trợ cấp vào Việt Nam.

Thời hạn hồi tố này có nghĩa, gần như toàn bộ lượng đường nhập khẩu từ ASEAN vào Việt Nam trong năm 2020 (1,33 triệu tấn từ Thái Lan) sẽ nằm ngoài vùng điều chỉnh của quyết định chống bán phá giá.

Trong khi đó, mức thuế chống bán phá giá này chưa thể đạt được kỳ vọng của doanh nghiệp đường nội để tạo thị trường cạnh tranh công bằng (37,9%), chênh lệch 4,02%. Ngoài ra, Quyết định của Bộ Công thương còn chia suất thuế chống bán phá giá đường thành hai loại. Trong đó, đường tinh luyện nhập khẩu từ Thái Lan chịu mức thuế 44,23%, còn đường thô chịu mức thuế 29,23%, chênh lệch lên tới 15%.

Điều này đồng nghĩa với việc khuyến khích doanh nghiệp chuyển hướng nhập đường thô về tinh luyện bán trong nước. Tức là mục tiêu tạo cạnh tranh tranh công bằng cho doanh nghiệp trong nước không đạt được.

Vậy, với thị phần nội địa lớn nhất và xuất khẩu đường lớn nhất, không khó để hình dung TTC Sugar và chuỗi các công ty “con” cũng là nhập khẩu đường lớn nhất từ Thái Lan. Một ước tính cho thấy, chuỗi các doanh nghiệp của TTC Sugar chiếm khoảng 50% tổng sản lượng nhập khẩu đường từ Thái Lan trong năm 2020. Và đây cũng là chuỗi doanh nghiệp có thâm niên nhập khẩu đường trong những năm trước đó.

Từ đây có thể lý giải được rằng vì sao TTC Sugar nhiều năm qua luôn vững vàng trước sóng gió của toàn ngành, thậm chí có thể thu được khoản lợi nhuận "kếch xù" từ chiếc "phao cứu sinh" kể trên.

Trong khi đó, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp đường khác lại tỏ ra khá thận trọng khi ngành mía đường đã thiệt hại khá nặng nề trong nhiều năm qua nên việc phục hồi sản xuất sẽ cần rất nhiều thời gian và giải pháp.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Nhiều doanh nghiệp đang sở hữu lượng tiền mặt khổng lồ lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Điều này giúp họ thu về khoản lãi tiền gửi lớn, con số tương đương với lợi nhuận ròng cả năm mà nhiều doanh nghiệp khác phải nỗ lực đạt được...

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Hai trong ba chỉ số chính của Phố Wall đều ghi điểm nhờ sự bứt phá mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu công nghệ và các nhà đầu tư háo hức chờ đợi báo cáo tài chính từ Nvidia. Trong khi đó, cổ phiếu Walmart cũng tăng mạnh sau khi nhà bán lẻ nâng dự báo doanh thu hàng năm…

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...