Thị trường trái phiếu DN sẽ bất ổn nếu DN phát hành không thể trả nợ gốc, lãi

Đây là lo ngại của ông Nguyễn Hoàng Dương - Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính ngân hàng và các tổ chức tín dụng (Bộ Tài chính) trước diễn biến tăng nóng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp thời gian qua.
Thị trường trái phiếu DN sẽ bất ổn nếu DN phát hành không thể trả nợ gốc, lãi

Cũng theo ông Dương, bên cạnh vốn vay ngân hàng, doanh nghiệp bất động sản có xu hướng tăng quy mô phát hành trái phiếu, đồng thời đẩy lãi suất trái phiếu lên cao để thu hút thêm nguồn vốn tài trợ cho hoạt động sản xuất – kinh doanh.

Ngoài ra, những động thái điều chỉnh giảm lãi suất huy động của NHNN đã khiến lãi suất tiền gửi trở nên kém hấp dẫn đã khiến một phần tiền tiết kiệm "chảy" sang kênh trái phiếu doanh nghiệp.

Tuy nhiên, thị trường trái phiếu Việt Nam đang có mức tăng trưởng nóng về số lượng và giá trị trái phiếu phát hành tạo ra nhiều rủi ro với sự bền vững của thị trường.

Cụ thể, theo thống lê của CTCK MB (MBS), khối lượng trái phiếu phát hành của 137 doanh nghiệp phát hành trái phiếu trong nửa đầu năm 2020 với tổng giá trị đạt 174.237 tỷ đồng, tăng 48% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong đó, nhóm doanh nghiệp kinh doanh bất động sản phát hành chiếm tới 50%, tương ứng 86.746 tỷ đồng. Mặt bằng lãi suất bình quân của nhóm này cũng cao nhất khi đạt mức 10,5%/năm.

Hiện, quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đã tăng khoảng 15,6% so với cuối năm 2019, đạt mức 791.000 tỉ đồng và tương đương 12,9% GDP – tỷ lệ này vượt qua Indonesia, Philippines và chỉ xếp sau Thái Lan trong khu vực Đông Nam Á.

Thống kê của Fiin Group cho thấy, hệ số đòn bẩy tài chính là tổng tài sản bình quân/vốn chủ sở hữu bình quân của ngành bất động sản tính tới hết quý II/2020 đã chạm mức 0,84 - mức cao nhất của ngành kể từ quý II/2014.

Nguyên nhân được đơn vị này đưa ra là dòng tiền từ hoạt động kinh doanh suy giảm, hệ số khả năng thanh toán lãi vay ở mức rất thấp chỉ 0,5 đã buộc các doanh nghiệp phải vay nhiều hơn.

Trong đó, việc huy động vốn từ kênh trái phiếu doanh nghiệp với kỳ hạn dài hơn là một giải pháp để duy trì hoạt động.

Còn về chỉ số EBIT (tổng lợi nhuận trước thuế và lãi vay) phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp bất động sản đã giảm 80,7% so với cùng kỳ năm 2019, nhưng mức giảm này đã chậm lại so với mức âm 121,7% trong quý I/2020

Vì vậy hệ số khả năng chi trả lãi vay (lợi nhuận trước thuế/chi phí lãi vay) của nhóm doanh nghiệp này đã cải thiện, từ mức âm 0,2 trong quí I lên dương 0,5 trong quí II năm nay.

Điều này khiến đại diện Bộ Tài chính lo ngại thị trường sẽ lâm vào tình trạng bất ổn khi hoạt động của doanh nghiệp gặp khó khăn khiến không trả được nợ gốc và lãi vay trái phiếu.

Các tổ chức phân phối và tổ chức bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp, gồm ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán cũng phải đối mặt với rủi ro không thể thực hiện các nghĩa vụ, cam kết với trái chủ theo điều kiện, điều khoản của trái phiếu do không đáp ứng các chỉ tiêu về an toàn tài chính theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Như vậy, đây đã là lần thứ ba trong năm 2020 và lần thứ tư tính từ năm 2019 Bộ Tài chính đưa ra cảnh báo đầu tiên về những rủi ro trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp với các bên tham gia.

Xem thêm

Trái phiếu doanh nghiệp có thể vẫn tăng mạnh

Trái phiếu doanh nghiệp có thể vẫn tăng mạnh

Mức chênh lệch lãi suất tiếp tục giãn rộng cùng với kho TPDN lớn do sự tăng trưởng mạnh mẽ quy mô phát hành từ đầu 2019 đến nay cùng với sự tham gia ngày càng tích cực của các ngân hàng, CTy Chứng khoán sẽ khiến thị trường TPDN thứ cấp vẫn sôi động.

Có thể bạn quan tâm